Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 60 - 65)

5. Kết cấu khóa luận

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Mặc dù trong những năm qua ngân hàng SHB Hồn Kiếm đã đạt được những thành tích nhất định nhưng hoạt động cho vay với DNNVV của chi nhánh cũng còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục:

- Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV vẫn còn thấp và chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV chưa thực sự tương xứng với tiềm năng tín dụng của chi nhánh, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

- Thủ tục cho vay đơi khi cịn rườm rà, q trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay còn kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thực hiện dự án của doanh nghiệp.

- Khách hàng DNNVV chưa thực sự mạnh ( cả về vốn lẫn năng lực tài chính, quản lý, điều hành,…) nên khả năng chống đỡ trước những diễn biến tiêu cực của thị trường kém, khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.

- Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho các DNNVV chưa mang tính chất trọn gói, kém phong phú.

* Ngun nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng áp dụng tại ngân hàng SHB Hồn Kiếm cịn chưa thực sự hấp dẫn các khách hàng là các DNNVV:

- Những khách hàng là doanh nghiệp lớn vẫn dành được sự quan tâm của Chi nhánh hơn các DNNVV. Bởi lẽ tâm lý của các cán bộ tín dụng khi cho các DNNVV vay vốn nhất là các DNNVV khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đó là chứa đựng nhiều rủi ro và lợi nhuận khơng cao. Vì thế, họ thường e ngại và hạn chế cho các DNNVV vay vốn hơn.

- Chính sách lãi suất chưa thể hiện sự ưu đãi đối với DNNVV. Tâm lý chung của ngân hàng khi cho vay DNNVV là khoản tín dụng đó có mức rủi ro cao hơn đối với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, do đó mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng đối với DNNVV thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đối với loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, ngân hàng vẫn chưa có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh mức lãi suất cũng là nguyên nhân gây hạn chế trong việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV.

- Điều kiện cho vay còn khá chặt chẽ. Điều kiện vay vốn mà cụ thể là việc đảm bảo tiền vay là một trong những vướng mắc chính của các DNNVV khi muốn tiếp cận với tín dụng từ ngân hàng.

Thứ hai: Quy trình cho vay của chi nhánh cịn phức tạp

Các DNNVV chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, quy trình cho vay của chi nhánh lại áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng, quy mơ khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với các DNNVV. Hơn nữa các doanh nghiệp cũng chưa có hiểu biết đầy đủ về thủ tục vay vốn dẫn đến thời gian hoàn tất việc cho vay khá dài, gây bất lợi cho cả chi nhánh và doanh nghiệp.

Thứ ba: công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cịn gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện một cách chặt chẽ

- Cơng tác thẩm định cịn chưa thực sự hiệu quả do thiếu những thơng tin tín dụng cần thiết.

- Cơng tác kiểm tra, giám sát món vay chưa thật sự chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch, không đánh giá được một cách đúng đắn tình hình tài chính của khách hàng, làm tăng rủi ro cho chi nhánh. Ngân hàng SHB Hồn Kiếm cần có những biện pháp tích cực hơn để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát món vay, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.

Thứ tư: Chất lượng cán bộ tín dụng

Chất lượng cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Trong thời gian qua,SHB Hồn Kiếm đã chú trọng vào cơng tác tuyển chọn, đào tạo lại cán bộ nhân viên của mình. Tuy nhiên, đa số các cán bộ nhân viên nói chung đều là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình tận tụy với cơng việc, có trình độ nhưng vẫn chưa đáp ứng được u cầu cơng việc do cịn thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích và đánh giá cịn hạn chế, chưa nhạy bén với những thay đổi của nền kinh tế. Do vậy, cơng tác thẩm định cho vay gặp khó khăn và hạn chế khả năng cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu tư vấn cho khách hàng trong việc lập phương án hay dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây là điều kiện khá quan trọng trong việc ngân hàng ra quyết định cho khách hàng vay vốn. Điều này làm hạn chế số lượng khách hàng là các DNNVV đến với SHB Hoàn Kiếm

Thứ năm: Chiến lược Marketing của chi nhánh còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn đối với các DNNVV

Các hoạt động cơ bản của công tác Marketing như nghiên cứu thị trường các DNNVV, nghiên cứu chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến quảng bá,… hiệu quả chưa được như mong muốn, chưa thực sự mang lại những thông tin cần thiết cho khách hàng. Sản phẩm của ngân hàng dễ bị bắt chước do đó việc tạo ra sản phẩm tín dụng mới nhanh gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu: Chi nhánh chưa chủ động trong việc ngăn ngừa các khoản nợ

lý các khoản nợ quá hạn trong thời hạn hợp lý để có thể tránh nợ quá hạn tăng cao. Ngăn ngừa phải được thực hiện trong tất cả các khâu của q trình cấp tín dụng đặc biệt trong cơng tác thẩm định dự án và thức hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay.

Nguyên nhân từ phía DNNVV

Thứ nhất: khả năng tài chính cịn hạn chế.

Đa số các DNNVV đều có năng lực tài chính cịn hạn chế. Vốn chủ sở hữu của các DNNVV thấp nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị,… khó được chấp nhận từ phía ngân hàng.

Thứ hai: đa phần các DNNVV đều có tài sản đảm bảo giá trị không lớn.

Hiện nay tài sản của các doanh nghiệp thường là tài sản của chủ doanh nghiệp hoặc của các thành viên góp vốn. Nhưng khi doanh nghiệp có nhu cầu một lượng vốn lớn thì những tài sản của các thành viên doanh nghiệp không đáp ứng đủ, do vậy doanh nghiệp phải dùng đến tài sản chính là lơ hàng thương mại hoặc cơng trình đang thi cơng làm tài sản đảm bảo. Và chính những tài sản này với tình pháp lý, tính lỏng kém dẫn đến khả năng thu hồi được vốn cho vay là thấp (trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ).

Thứ ba: trình độ cán bộ quản lý và lãnh đạo của các DNNVV cịn hạn chế, đội ngũ cơng nhân viên chưa có tính kỷ luật cao

Đa phần đội ngũ lãnh đạo của các DNNVV đều có trình độ quản lý và sự am hiểu thị trường theo cảm tính và kinh nghiệm. Đội ngũ này chưa được đào tạo cơ bản và xuất phát điểm về kiến thức kinh doanh còn thấp.

Từ đội ngũ lãnh đạo non kém và công nghệ lạc hậu cộng với số lao động được đào tạo nghề cịn ít nên đa phần cơng nhân lao động trong doanh nghiệp chưa có kỷ luật cao, tính tự giác lao động và ý thức tiết kiệm kém.

Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nó cũng tác động đến chất lượng của những khoản vay từ ngân hàng.

Phần lớn các báo cáo tài chính của DNNVV chỉ mang tính chất đối phó và phóng đại nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng và nhằm dễ dàng trong vay vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính bằng ba bộ sổ sách. Một bộ để chủ doanh nghiệp quản lý (đây là bộ số liệu thực), một bộ để báo cáo thuế và một bộ để vay vốn ngân hàng. Sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp gây khó khăn cho SHB Hồn Kiếm trong quyết định cấp tín dụng, đồng thời gây nên những rủi ro đôi với hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Thứ năm: các DNNVV chưa thực sự năng động đưa ra phương án kinh doanh có tính khả thi cao để thuyết phục ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả.

Đưa ra được phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả là một trong những nguyên tắc cho vay rất quan trọng của các NHTM nói chung và của chi nhánh nói riêng. Đây chính là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trên cơ sở xác định số tiền cho doanh nghiệp vay, thời hạn vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý cũng như điều kiện cho vay để tạo tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đảm bảo thực hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, đây lại là hạn chế của các DNNVV, không chỉ trong việc năng động tìm được dự án kinh doanh hiệu quả mà còn thiếu kinh nghiệm trong việc lập phương án kinh doanh để thuyết phục ngân hàng cho vay vố.

Thứ sáu: các DNNVV thường hạn chế về tiếp cận thơng tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư,..

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV cịn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại, có thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNNVV thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng theo quy định mà ngân hàng yêu cầu. Trong quan hệ với ngân hàng, các DNNVV cịn thiều kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng khơng hợp lý, có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ. khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng cịn hạn chế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)