Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 69 - 71)

5. Kết cấu khóa luận

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Sài Gòn –

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra,

tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay

Nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ thẩm định

Công tác thẩm định có thể được coi là một khâu rát qyan trọng trong quy trình cho vay vì thơng qua đó ngân hang thu thập, phân tích và xử ký các thơng tin về khách

hàng, để đưa ra quyết định có cho vay hay khơng. Do đó, Chi nhánh phải nâng cao hiệu quả thẩm định để tìm kiếm được những doanh nghiệp có tiềm lực phát triển, lựa chọn được những dự án khả thi.

Trong cho vay đối với DNNVV, Chi nhánh có thể thu thập thơng tin từ các doanh nghiệp như báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,.. Nguồn thông tin này khá đa dạng nhưng mang tính chủ quan từ phía khách hàng, nên Chi nhánh cần thu thập thêm từ các nguồn khác như: từ các doanh nghiệp bạn hàng, từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN, qua các ngân hàng khác hoặc từ chính các thơng tin lưu trữ của chi nhánh.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm sốt cũng là cơng việc vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho vay của ngân hàng. Công tác này cần được thực hiện một cách chặt chẽ và thường xuyên giúp sớm phát hiện những doanh nghiệp sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích hay gặp khó khăn gây cản trở việc trả nợ để kịp thời có những biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm sốt vốn vay, mức độ tín nhiệm của khách hàng cần được đánh giá cao. Đặc biệt khách hàng, là các DNNVV trên thực tế vẫn còn những trường hợp vi phạm pháp luật. Điều này là rất cần thiết vì quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phải trải qua một thồi gian mới bộc lộ những khuyết điểm. Vì vậy nếu phát hiện những trường hợp tương tự, Chi nhánh phải kiên quyết thực hiện xử lý bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Có như vậy, khoản vốn cho vay mới được sử dụng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đặc biệt đối với các DNNVV ngồi quốc doanh, chủ doanh nghiệp thường khơng tách bạch tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiền để chi tiêu gia đình. Do đó cản bộ tín dụng cần phải khéo léo tìm hiểu việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc

quản lý tài chính của bản thân người vay, từ đó đánh giá được khả năng sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng của họ.

Mặt khác, khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện kiểm soát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó chủ động đưa ra những biện pháp đúng đắn khi có sự cố xảy ra, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)