Thực trạng hiểu quả cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 52 - 59)

5. Kết cấu khóa luận

2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTMCP Sải Gòn

2.2.3 Thực trạng hiểu quả cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Nội chi nhánh Hoàn Kiếm.

2.2.3.1 Doanh số cho vay DNNVV tại NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Hồn Kiếm:

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng trên cũng một địa bàn đã làm cho cạnh tranh trong hoạt động tín dụng diễn ra ngày càng gay gắt. Nhưng với những lợi thế sẵn có trong hoạt động cho vay của ngân hàng SHB Hoàn Kiếm trong những năm qua liên tục phát triển.

Bảng 2.9: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với DNNVV

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng doanh số cho vay 3180 100 3890.2 100 3987.6 100 710.2 22% 97.4 3%

Doanh số cho vay

DNVVN 2326.3 73% 3276.4 84% 3414 86% 950.1 41% 137.6 4%

Doanh số thu nợ 3323 100 4168.2 100 4385.8 100 845.2 25% 217.6 5%

Doanh số thu nợ

DNVVN 1976.3 59% 2503.4 60% 2891 66% 527.1 27% 387.6 15%

Nhìn vào bảng có thể thấy rằng hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong giai đoạn 2013-2015 có xu hướng tăng dần.

Năm 2014 doanh số cho vay DNNVV tăng 950,1 tỷ đồng so với năm 2013 với tốc độ tăng trưởng là 41%; năm 2015 đạt 3414 tỷ đồng tăng 137,6 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng là 4%.

Doanh số thu nợ DNNVV năm 2014 đạt 2503,4 tỷ đồng tăng 527,1 tỷ đồng so với năm 2013 với tốc độ tăng trưởng là 27%; năm 2015 tăng 387,6 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng là 15%.

Nhìn chung quy mô của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm.

Xét về tỷ trọng, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2014 doanh số cho vay với DNNVV chiếm 84% và năm 2015 chiếm 86%.

Như vậy, cơ cấu dư nợ đã có bước chuyển biến theo hướng mở rộng tới các đối tượng là các DNNVV. Doanh số cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của cả Chi nhánh ( cả 3 năm đều >70%) trong khi đó doanh số cho vay với doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm. Đây là một sự cố gắng đáng kể của Chi nhánh trong việc thực hiện định hướng phát triển của SHB nói riêng và tạo điều kiện phát triển cho khối các DNNVV trên địa bàn.

2.2.3.2 Vịng quay vốn tín dụng:

Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng SHB chi nhánh Hoàn Kiếm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10 : Vịng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng SHB Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ đầu kỳ DNVVN 1509.7 1820 2170

Dư nợ cuối kỳ DNVVN 1820 2170 2943

Dư nợ bình quân DNVVN 1664.85 1995 2556.5

Doanh số thu nợ DNVVN 1976.3 2503.4 2891

Vịng quay vốn tín dụng (vịng/năm) 1.19 1.25 1.13

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015) Vịng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng luân chuyển cũng như khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Mặt khác vòng quay vốn cho vay cũng phản ánh một phần phương hướng chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, đó là sự lựa chọn giữa thu nhập thu được từ vốn cho vay và tính an tồn của nguồn vốn cho vay. Nếu như vòng quay vốn cho vay cao chứng tỏ ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, hướng đến mục tiêu an toàn là trọng tâm, tuy nhiên tiền lãi thu được sẽ ít hơn cho vay trung dài hạn với cùng một khối lượng vốn đó. Mặt khác, khả năng quay vịng vốn nhanh cũng giúp ngân hàng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và nhanh chóng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác khi có cơ hội.

Qua bảng có thể thấy, dư nợ bình quân và doanh số thu nợ của DNNVV tăng dần trong giai đoạn 2013-2015 trong khi đó vịng quay vốn tín dụng chưa ổn định. Trong năm 2013 một đồng vốn luân chuyển được 1,19 vòng đến năm 2014 luân chuyển được 1,25 vòng và năm 2015 thấp hơn là 1,13 vòng. Điều này khá phù hợp với đặc điểm cho vay cũng như quan hệ khách hàng của chi nhánh. Đối tượng các DNNVV chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp-xây dựng.

2.2.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn vay

Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn vay với DNNVV của ngân hàng SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ cho vay DNVVN 1820 2170 2943

Tổng nguồn vốn huy động 3943 4305 4967

Hiệu suất sử dụng vốn vay (%) 46.16 50.41 59.25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015)

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng sử dụng vốn vay đối với DNNVV tại chi nhánh đang ở mức khá cao và có xu hướng tăng dần. Năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn vay với DNNVV là 46,16% đến năm 2015 tăng lên là 59,25%. Trên thực tế tình trạng ngân hàng thừa vốn trong khi doanh nghiệp thiếu vốn vẫn thường xảy ra, đặc biệt là với các DNNVV. DNNVV với nguồn vốn chủ sở hữu thấp, TSĐB, hồ sơ pháp lý không đủ đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng. Trong khi ngân hàng thực chất cũng là một tổ chức đi vay, các điều kiện nhất định đặt ra là khó có thể nới lỏng vì tính chất rủi ro cao trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều yếu tố tồn tại trong hoạt động cho vay của ngân hàng, gây trở ngại cho việc mở rộng hoạt động sử dụng vốn, mà cụ thể là hoạt động cho vay đối với DNNVV. Mỗi cán bộ tín dụng tại SHB Hồn Kiếm phải đảm đương tất cả các bước trong quy trình cho vay: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ. Một hồ sơ vay chỉ do mốt cán bộ tín dụng phụ trách và được duyệt lại dưới sự kiểm sốt của lãnh đạo phịng. Mơ hình này giúp cho hoạt động của chi nhánh không bị chồng chéo, nhưng lại bị giới hạn về năng lực của mỗi cán bộ tín dụng.

2.2.3.4 Thu nhập hoạt động cho vay đối với DNNVV

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ HĐKD đối với DNNVV

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập DNVVN 592.5 100% 699.2 100% 743.2 100% Thu lãi cho vay DNVVN 506.1 85% 636.9 91% 705.3 95%

Tổng thu toàn chi nhánh 1096 1181 1205

Thu lãi cho vay toàn chi

nhánh 711 752 812

Tổng thu lãi cho vay DNVVN/ tổng thu toàn chi nhánh

46% 54% 59%

Tổng thu lãi cho vay DNVVN/ Tổng thu lãi toàn chi nhánh

71% 85% 87%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015)

Qua bảng có thể thấy, cùng với việc dư nợ từ hoạt động cho vay đối với DNNVV tăng lên cũng đồng nghĩa với việc thu nhập từ hoạt động cho vay với DNNVV cũng tăng. Thu nhập từ hoạt động cho vay với DNNVV năm 2014 đạt 636,9 tỷ đồng tăng 130,8 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 đạt 705,3 tỷ đồng tăng 68,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó Thu lãi từ hoạt động cho vay của DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn >80% trong tổng thu của DNNVV.

Ngoài ra, thu nhập từ DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013-2015 trong tổng thu lãi và tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Năm 2014 thu nhập của DNNVV chiếm 54% tăng 8% so với năm 2013; năm 2015

chiếm 59% trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Bên cạnh đó, lãi thu từ DNNVV năm 2015 chiếm 87% tổng thu lãi toàn chi nhánh.Các con số này cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV cũng đã góp phần mang lại khoản lợi nhuận tương đối cao cho Chi nhánh.

Kết hợp bảng 9 về doanh số cho vay và doanh số thu nợ với DNNVV có thể thấy: nhìn chung hoạt động cho vay của Chi nhánh có hiệu quả tương đối tốt. Năm 2013 doanh số cho vay DNNVV chiếm 73% tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh tuy nhiên tổng thu lãi cho vay DNNVV trên tổng thu lãi toàn chi nhánh lại là 71%. Điều này cho thấy hiệu quả cho vay của Chi nhánh chưa cao. Nhưng đến năm 2014 và năm 2015 tình hình đã khả quan hơn. Doanh số cho vay DNNVV năm 2014 chiếm 84% tồng doanh số cho vay, năm 2015 chiếm 86% trong khi đó tổng thu lãi cho vay DNNVV trên tổng thu lãi toàn chi nhánh năm 2014 và năm 2015 lần lượt là 85% và 87%. Điều này cho thấy mức độ đóng góp của thu nhập từ cho vay DNNVV là cao và hiệu quả cho vay của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

2.2.3.5 Tỷ lệ Nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ

Qua bảng 8 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh so với tiêu chuẩn Quốc tế (<5%) ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV trên tổng dư nợ DNNVV cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013-2015: năm 2013 là 3,06% đến năm 2015 giảm xuống còn 1,37%. Tỷ lệ nợ xấu của DNNVV giảm từ 2,1% vào năm 2013 xuống cịn 0,98% vào năm 2015. Có thể thấy cố gắng của chi nhánh trong việc kiểm sốt hoạt động tín dụng đối với DNNVV.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ với DNNVV của Chi nhánh giảm dần qua các năm có thể thấy chi nhánh ln quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cho vay bằng các biện pháp: tuân thủ nguyên tắc cho vay, thực hiện cho vay đúng quy trình và nâng cao chất lượng thẩm định nhằm hạn chế ở mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh qua đó tăng lịng tin của khách hàng đối với chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)