5. Kết cấu khóa luận
3.3 Một số kiến nghị
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước
Nhà nước cần có những biện pháp nhằm ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô; đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian dài; tạo môi trường kinh tế ổn định, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát; ổn định sức mua của đồng tiền; ổn định giá cả; khuyến khích đầu tư trong và ngồi nước. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới, từ đó mở rộng quan hệ tín dụng trong hoạt động kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi hoạt động cho các ngân hàng.
Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật đông bộ, nhất quán; bổ sung và hồn thiện các văn bản hiện hành có liên quan đến họa động ngân hàng và các doanh nghiệp để tạo môi trường pháp lý hồn chỉnh. Khơng nên thay đổi văn bản pháp luật hay các văn bản liên quan trong thời gian ngắn gây khó khăn trong việc xử lý, giải quyết tranh chấp nếu có.
Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, đăng ký cá doanh nghiệp mới. Tạo điều kiện để các DNNVV có thể nhanh chóng chuyển đổi hình thức sở hữu vốn, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế để thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Vì khi hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNVV sẽ tham gia
nhiều hơn vào hoạt động xuất nhập khấu, địi hỏi doanh nghiệp cần có một tiềm lực tài chính lớn mà đây lại là một trong những điểm yếu của DNNVV Việt Nam.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp để quyết định cho vay vốn, các chỉ tiêu tài chính giúp cho cán bộ tín dụng nhận định được thực trạng của doanh nghiệp; đồng thời có thể dự đốn được xu hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Thực hiện chế độ kiểm tốn chặt chẽ để giúp các ngân hàng xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của khách hàng được chính xác, báo cáo tài chính khách hàng phải phản ánh đúng tinh thần thực tế cũng như việc thu thập thông tin của khách hàng được dễ dàng. Nhà nước cần sớm ban hành các quy chế tài chính và hạch tốn kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngồi quốc doanh. Qua đó tăng cường tín hiệu lực pháp lý, đảm bảo đồng bộ chuẩn mực của cơng tác hạch tốn kế tốn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng có những kết quả chính xác về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cua khách hàng.
Nhà nước nên đối xử bình đẳng và cơng bằng đối với các DNNVV trước pháp luật; nhất là quyền bình đẳng khi tiếp cận với các nhân tố sản xuất; chế độ ưu đãi…
KẾT LUẬN
DNNVV có vai trị quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV là vừa là vấn đề quan tâm của hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng SHB Hồn Kiếm nói riêng. Vì hiệu quả của các khoản cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, mặt khác tín dụng có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các DNNVV hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Trong những năm trở lại đây hiệu quả cho vay của SHB Hoàn Kiếm chưa thực sự cao, tăng trưởng khá chậm. Tuy nhiên Chi nhánh đã dần chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt Chi nhánh đã có những chính sách nâng cao tín dụng đối với các DNNVV nhưng quá trình triển khai cịn gặp phải những khó khăn đáng kể. Với mong muốn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV tại Chi nhánh, khóa luận đã tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
1. Hệ thống hóa và bổ sung những lý luận cơ bản về DNNVV, cho vay và hiệu quả cho vay với các DNNVV, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay.
2. Trên cơ sở lý luận của Chương 1, Chương 2 của khóa luận đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng SHB Hồn Kiếm đối với DNNVV trên địa bàn. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt cịn hạn chế và tìm ra ngun nhân của những hạn chế đó.
3. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân rút ra từ hoạt động cho vay của Chi nhánh, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV tại Chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên có thể cịn có những vấn đề chưa được đề cập đầy đủ. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo để khóa luận được hồn thiện và thực tiễn hơn
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Kim Nhung và Ban lãnh đạo, các anh chị công tác tại phịng Khách hàng ngân hàng SHB Hồn Kiếm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại – Đại học Thương Mại: Tham gia biên soạn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa tài chính ngân hàng Trường ĐH Thương mại biên soạn chương 1 và 2; ThS Nguyễn Thu Thủy, trưởng bộ mơn ngân hàng – chứng khốn, trường ĐH Thương Mại biên soạn chương 4.
2. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
3. Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của ngân hàng SHB – chi nhánh Hoàn kiếm. 4. http://vinhnv.com/dac-diem-co-ban-cua-doanh-nghiep-vua-va-nho/ 5. http://luanvan.net.vn/luan-van/thuc-trang-ve-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-o- viet-nam-4660/ 6. https://www.vietcombank.com.vn/ 7. https://voer.edu.vn/m/mot-so-chi-tieu-dung-de-danh-gia-hieu-qua-tin-dung/ e7a8e303 8. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-49-2004-TT- BTC-huong-dan-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-tai-chinh-to-chuc-tin-dung-nha- nuoc-52141.aspx