Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

2.1 Khái quát về NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội:

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Gịn – Hà Nội chi nhánh Hồn Kiếm:

Huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ thuộc bên tài sản nợ của bất kỳ một NHTM nào, bởi khơng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn tự có của một NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nó khơng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế. Do vậy, các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn từ dân cư và các TCKT khác rồi tập trung thành những món lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế thơng qua hoạt động tín dụng.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Hồn Kiếm ln quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Ngân hàng SHB chi nhánh Hoàn Kiếm

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh tăng giảm

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2014/2013 2015/2014 1. Theo thời hạn TG ngắn hạn 2612.2 66.25 2773.8 64.43 2968.7 59.77 161.6 5.83 194.9 6.57 TG trung dài hạn 1330.8 33.75 1531.2 35.57 1998.3 40.23 200.4 13.09 467.1 23.37 2. Theo thành phần kinh tế TG TK dân cư 2061 52.27 2303 53.50 2712 54.60 242 10.51 409 15.08 TK TCKT 1882 47.73 2002 46.50 2255 45.40 120 5.99 253 11.22 3. Theo loại tiền Nội tệ 2676 67.87 2945 68.41 3450.3 69.46 269 9.13 505.3 14.65 Ngoại tệ 1267 32.13 1360 31.59 1516.7 30.54 93 6.84 156.7 10.33 TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 3943 4305 4967 362 8.41 662 13.33

Qua bảng có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm là do nền kinh tế bước đầu được phục hồi, người dân có lượng tiền nhàn rỗi khá lớn và uy tín của ngân hàng ngày càng cao nên đã kéo được lượng lớn khách đến với mình. Năm 2014 huy động vốn của ngân hàng đạt 4305 tỷ đồng tăng 8,41% so với năm 2013; năm 2015 đạt 4967 tỷ đồng tăng 662 tỷ đồng tương ứng với 13,33%, cả hai năm đều vượt kế hoạch được giao.

Tỷ trọng các nguồn vốn huy động cũng có sự thay đổi khá lớn, trong đó, nếu phân loại theo thời hạn thì nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014 nguồn vốn ngắn hạn là 2773,8 tỷ đồng, tăng 161,6 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 5,83%; năm 2015 tiếp tục tăng 194,9 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 6,57%. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh (>60%) tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ đó ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn của ngân hàng chưa cân đối giữa tiền gửi ngắn hạn và trung dài hạn. Nguyên nhân có thể là do thói quen tiêu dùng của người dân. Ngoài ra tiền gửi ngân hàng chỉ là một kênh đầu tư trong tổng danh mục đầu tư của khách hàng, nếu các kênh khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khốn có tín hiệu tốt hơn thì người gửi dễ dàng rút vốn ra khỏi ngân hàng mà khơng sợ bị thiệt về lãi suất do kì hạn ngắn. Bên cạnh đó cũng có thể do lãi suất trung và dài hạn chưa đủ để thu hút các khách hàng.

Nếu phân loại theo thành phần kinh tế, có thể thấy tiền gửi tiết kiệm từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (>50%) và tăng qua các năm. Năm 2014 nguồn vồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư là 2303 tỷ đồng, tăng 10.51% so với năm 2013. Quy mô nguồn vốn này đến năm 2015 đạt 2712 tỷ đồng, tăng 409 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 15,08. Để thu hút nguồn vốn quan trọng này, công tác tổ chức và cách thức huy động vốn được tổ chức một cách kỹ lưỡng dưới nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và lãi suất tương đối ổn định giúp giảm chi phí đầu vào và tăng thê hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Nếu phân loại theo loại tiền thì trong cả 3 năm 2013, 2014, 2015 cơ cấu nguồn vốn nội tệ ln duy trì ở mức trên 60% và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2014 nguồn vốn nội tệ đạt 2945 tỷ đồng tăng 269 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 9,13%; năm 2015 đạt 3450,3 tỷ đồng tăng 505,3 tỷ đồng tương đương với 14,65%. Nguồn vốn ngoạt tệ tăng dần trong cả 3 năm tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn này thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn nội tệ và có xu hướng tăng. Năm 2014 nguồn vốn ngoại tệ đạt 1360 tỷ đồng tăng 93 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 6,84%; năm 2015 đạt 1516,7 tỷ đồng tăng 156,7 tỷ đồng tương đương với 10,33%. Do Nhà nước đang quản lý chặt thị trường ngoại hối và thị trường vàng nhằm cân đối giá vàng và chống hiện tượng đơ la hóa và vàng hóa của nền kinh tế nên tuy quy mơ nguồn vốn ngoại tệ có tăng nhưng tốc độ tăng khá chậm.

Như vậy, nguồn vốn của Ngân hàng SHB chi nhánh Hồn Kiếm có mức tằng trưởng khá ổn định và bền vững, cơ cấu vốn có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động được vốn để đầu tư và cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Bảng 2.2: Bảng tình hình cho vay Ngân Hàng SHB chi nhánh Hoàn Kiếm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

Tổng dư nợ 3522 3379 3101 -143 -4.23 -278 -8.96 1. Theo ngành nghề Nông-lâm, thủy sản 101.7 2.89 291.3 8.62 416.8 13.44 189.6 65.09 125.5 30.11 Công nghiệp-xây dựng 1293.2 36.72 601.7 17.81 957.95 30.89 -691.5 -114.92 356.25 37.19 Thương mại dịch vụ 1505.7 42.75 1422.5 42.10 1625.6 52.42 -83.2 -5.85 203.1 12.49 Ngành khác 621.4 17.64 1063.5 31.47 100.65 3.25 442.1 41.57 -962.85 -956.63 2. Theo kì hạn vay Ngắn hạn 2016.9 57.27 2103 62.24 2294.5 73.99 86.1 4.09 191.5 8.35 Trung, dài hạn 1505.1 42.73 1276 37.76 806.5 26.01 -229.1 -17.95 -469.5 -58.21

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng SHB Hoàn Kiếm giảm dần trong giai đoạn 2013-2015. Năm 2014 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3379 tỷ đồng giảm 143 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 4.23%; năm 2015 đạt 3101 tỷ thời gian qua gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa có phương án hoạt động khả thi nên không được cấp vốn, nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm đáng kể.

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2014 đạt 2103 tăng 86,1 đồng so với năm 2013 tương ứng với 4,09%; năm 2015 đạt 2294,5 tỷ đồng tăng 191,5 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 8,35%. Cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng ( >50%), điều này vừa làm giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa làm tăng vịng quay vốn của Chi nhánh.

Phân theo ngành nghề thì cho vay với thương mại dịch vụ chưa ổn định tuy nhiên luôn chiếm tỷ trọng cao đặc biệt là năm 2015 chiếm trên 50% trong tổng dư nợ trong giai đoạn 2013-2015. Năm 2014 dự nợ với thương mại dịch vụ đạt 1422,5 tỷ đồng giảm 83,2 tỷ đồng tương ứng với 5,85%; năm 2015 đạt 1625,6 tỷ đồng tăng 203,1 tỷ đồng tương ứng 12,49%.

Hoạt động dịch vụ:

Công tác dịch vụ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh nhằm chuyển dịch cơ cấu nguồn thu, mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, thanh tốn trong nước,..

Thu dịch vụ rịng năm 2014 đạt 42 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 đạt 49,5 ty đồng tăng 7,5 tỷ đồng so với năm 2014

Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) * Tổng thu 1096 1181 1205 85 7,76% 24 2,03%

Thu lãi cho vay 711 752 812 41 5,77% 60 7,98%

Thu điều chuyển vốn 278 297 308 19 6,83% 11 3,7%

Thu ngồi tín dụng 107 132 85 25 23,36

% -47 35,6%

* Tổng chi 971 1053 1075 82 8,45% 22 2,09%

Chi trả lãi 531 638 701 107 20,15

% 63 9,22%

Chi điều chuyển vốn 310 298 270 -12 3,87% -28 9,4%

Chi khác 130 117 104 -13 10$ -13 11,11

%

*Lợi nhuận 125 128 130 3 2,4% 2 1,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2013-2015) Qua bảng có thể thấy tổng chi phí của Chi nhánh tăng dần qua các năm chủ yếu là do chi trả lãi tăng chiếm >50%, vì sự tăng trưởng cao của tổng tiền gửi. Bên cạnh đó các gói dịch vụ đã thu hút nhiều khách hàng, do đó thu nhập dịch vụ và chi phí tăng trong năm 2014.

Sự tăng trưởng của tổng chi phí trong năm 2014 thấp hơn so với tổng thu nhập. Như vậy tình hình kinh doanh của chi nhánh năm 2012 nhìn chung là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)