Thực trạng cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 46 - 52)

5. Kết cấu khóa luận

2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTMCP Sải Gòn

2.2.2 Thực trạng cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Nội chi nhánh Hồn Kiếm

2.2.2.1 DNNVV có quan hệ tín dụng với NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Hồn Kiếm

* Số lượng khách hàng là DNNVV giai đoạn 2013-2015 phân theo thành phần

kinh tế.

Số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hồn Kiếm gia tăng đáng kể, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hồn Kiếm phân theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số DN Số DN Mức tăng (%) Số DN Mức tăng (%) Doanh nghiệp Nhà nước 62 53 -12.9 41 -22.6

Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 511 681 33.2 729 6.8

Tổng cộng 573 734 28% 770 5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng SHB Hồn Kiếm)

Qua bảng có thể thấy số lượng các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm dần trong giai đoạn 2013-2015: năm 2014 số lượng doanh nghiệp Nhà nước là 53 với mức giảm là 12.9% so với năm 2013; đến năm 2015 giảm xuống còn 41 với mức giảm 22.6% so với năm 2014.

năm qua: năm 2014 số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 681 tăng 170 doanh nghiệp so với năm 2013 tương ứng với mức tăng là 33.2%; năm 2015 là 729 doanh nghiệp tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2014 tương ứng với mức tăng là 6.8%.

Sở dĩ số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm là do thực hiện cổ phần hóa trở thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần. Do đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015 đã được thu hẹp ( chỉ còn 41 doanh nghiệp) và số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên và được mở rộng ( lên đến 729 doanh nghiệp trong năm 2015).

* Số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hồn Kiếm phân theo ngành nghề kinh tế

Số DNNVV quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hoàn Kiếm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Số lượng DNNVV phân theo ngành có quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hồn Kiếm Ngành kinh tế Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số DN Số DN Mức tăng (%) Số DN Mức tăng (%)

Công nghiệp, xây dựng 176 197 12% 243 23%

Thương mại, dịch vụ 305 365 20% 421 15%

Nông, lâm, nghiệp 92 172 87% 106 -38%

Tổng cộng 573 734 28% 770 5%

(Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD ngân hàng SHB Hồn Kiếm)

Qua bảng trên có thể thấy số DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng SHB Hồn Kiếm trong giai đoạn 2013-2015 nhìn chung tăng trên các ngành. Cụ thể, ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn những ngành khác (421 DNNVV trên tổng số 770 vào năm 2015 chiếm tỷ trọng là 54,75%) nhưng sự tăng trưởng không cao, chỉ 15% trong năm 2015.

Ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là công nghiệp-xây dựng: năm 2014 ngành này có 197 DNNVV trên tổng số 734 chiếm tỷ trọng 26.84% trong tổng số doanh nghiệp. Đến năm 2015 thì số DNNVV tăng về cả quy mô và tỷ trọng: số lượng DNNVV tăng lên là 243 doanh nghiệp trên tổng số 770, tăng 46 doanh nghiệp so với năm 2013 tương ứng mức tăng 18.9% và chiếm tỷ trọng là 31.56%.

Có thể thấy ngân hàng cũng thực hiện theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ với mức lãi suất cho vay thấp tập trung vào các ngành công nghiệp-xây dựng và nông lâm nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển toàn bộ các ngành trong xã hội.

2.2.2.2 Tình hình dư nợ:

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại ngân hàng SHB Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ DNVVN 1820 100 2170 100.00 2943 100.00

* Dư nợ theo thời hạn

vay 1820 100 2170 100 2943 100 Dư nợ ngắn hạn 960.5 53% 1214.3 56% 1866.2 63% Dư nợ trung hạn 600.3 33% 689.1 32% 766.1 26% Dư nợ dài hạn 259.2 14% 266.6 12% 310.7 11% * Dư nợ theo thành phần kinh tế 1820 100 2170 100 2943 100

Doanh nghiệp Nhà nước 595 33% 614 28% 777.3 26%

Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 1225 67% 1556 72% 2165.7 74%

Nội tệ 1498.3 82% 1642.9 76% 2005.3 68%

Ngoại tệ 321.7 18% 527.1 24% 937.7 32%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015)

Bảng 2.7: So sánh tăng giảm dư nợ với DNNVV 2013-2015

Chỉ tiêu So sánh tăng giảm

2013/2014 2014/2015

Tổng dư nợ Giá trị

(tỷđồng) Tỷ lệ (%)

Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

* Dư nợ theo thời hạn vay 350 19% 773 36%

Dư nợ ngắn hạn 253.8 26% 651.9 54%

Dư nợ trung hạn 88.8 15% 77 11%

Dư nợ dài hạn 7.4 3% 44.1 17%

* Dư nợ theo thành phần kinh tế 350 19% 773 36%

Doanh nghiệp Nhà nước 19 3% 163.3 27%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 331 27% 609.7 39%

* Dư nợ theo loại tiền 350 19% 773 36%

Nội tệ 144.6 10% 362.4 22%

Ngoại tệ 205.4 64% 410.6 78%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015)

Qua bảng có thể thấy dư nợ cho vay các DNNVV tăng dần qua các năm. Năm 2014 dư nợ cho vay với DNNVV đạt 2170 tỷ đồng tăng 350 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 19%; năm 2015 đạt 2943 tỷ đồng tăng 773 tỷ đồng so với năm 2014

tương đương tăng 36%.

Xét theo thời hạn vay, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng qua các năm và dư nợ ngắn hạn vẫn ln giữ vị trí chủ đạo. Trong năm 2014, dư nợ ngắn hạn đạt 1214,3 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ, tăng 253,8 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với mức tăng 26%; năm 2015 dư nợ ngắn hạn đạt 1866,2 tỷ đồng chiếm 63% tổng dư nợ , tăng 651,9 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng 54%.

Xét theo thành phần kinh tế, có thể thấy doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2014, dư nợ với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1556 tỷ đồng chiếm 72% trong tổng dư nợ, tăng 331 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với mức tăng là 27%; năm 2015, dư nợ đạt 2165.7 tỷ đồng chiếm 74% tổng dư nợ cho vay với DNNVV tăng 609,7 tỷ đồng so với năm 2014 tương đương với mức tăng 39%. Đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.

Xét theo loại tiền, dư nợ nội tệ có quy mơ tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần trong tổng dư nợ với DNNVV. Tuy dư nợ nội tệ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tổng dư nợ với DNNVV nhưng dư nợ ngoại tệ lại có tốc độ tăng lớn hơn. Năm 2014 dư nợ nội tệ đạt 1642,9 tỷ đồng chiếm 76% tổng dư nợ với DNNVV, tăng 144,6 tỷ đồng so với năm 2013 với mức tăng là 10%; năm 2015 đạt 2005,3 tỷ đồng tăng 362,4 tỷ đồng so với năm 2014 với mức tăng là 22%. Trong khi đó vào năm 2015 dư nợ ngoại tệ đạt 937,7 tỷ đồng tăng 410,6 tỷ đồng với mức tăng là 78% so với năm 2014. Qua đó có thể thấy nhu cầu ngọai tệ của các DNNVV ngày càng tăng để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhiều.

Có thể thấy quy mơ dư nợ cho vay với DNNVV tăng dần trong giai đoạn 2013- 2015 bên cạnh đó tỷ trọng ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ của chi nhánh trong khi tỷ trọng của doanh nghiệp lớn đang có xu hướng giảm dần. Có thể thấy định hướng phát triển của SHB nói riêng và của quốc gia nói chung là tạo điều kiện cho khối các DNNVV trên địa bàn. Nguyên nhân chính là do khách hàng chủ yếu của chi nhánh đã

không chỉ là các công ty đơn vị lớn, mà bên cạnh đó do các chính sách của chi nhánh đã thực sự tạo động lực khuyến khích các DNNVV vay vốn. Thực tế này cho thấy việc làm này đã mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng và cả khách hàng.

2.2.2.3 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu:

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay với DNNVV tại ngân hàng SHB Hoàn Kiếm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng

Dư nợ cho vay DNVVN 1820 2170 2943

Nợ quá hạn của DNVVN 55.7 49.1 40.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 3.06% 2.26% 1.37% Nợ xấu của DNVVN 38.3 32.8 28.9 Nợ xấu nhóm 3 22.8 60% 18.21 56% 15.3 53% Nợ xấu nhóm 4 11.76 31% 10.72 33% 8.76 30% Nợ xấu nhóm 5 3.74 10% 3.87 12% 4.84 17% Tỷ lệ nợ xấu 2.10% 1.51% 0.98%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015) * Số nợ quá hạn và nợ xấu

Hiện nay, ngân hàng SHB chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng theo điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy nợ quá hạn của DNNVV giảm dần qua các năm. Năm 2014 nợ quá hạn của DNNVV là 49.1 tỷ đồng giảm 6,6 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 là 40,4 tỷ đồng giảm 8,7 tỷ đồng so với năm 2014.

Bên cạnh đó nợ xấu của DNNVV cũng có xu hướng giảm dần. Nợ xấu của DNNVV tại chi nhánh giảm từ 38,3 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 32,8 tỷ đồng vào năm 2014 và đến năm 2015 thì giảm cịn 28,9 tỷ đồng. Cụ thể: trong cả 3 năm nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 của DNNVV ln chiếm tỷ trọng cao tuy rằng quy mơ có giảm dần. Năm 2014 nợ xấu nhóm 3 là 18,21 tỷ đồng, chiếm 56% tổng nợ xấu giảm 4,59 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 là 15,3 tỷ đồng chiếm 53% tổng nợ xấu. Nợ xấu nhóm 4 năm 2014 là 10,72 tỷ đồng, chiếm 33% tổng nợ xấu giảm 1,04 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2014 là 8,76 tỷ đồng, chiếm 30% tổng nợ xấu giảm 1,96 tỷ đồng so với năm 2014. Tuy nhiên nợ xấu nhóm 5 có xu hướng tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng nợ xấu giai đoạn 2013-2015. Năm 2014 nợ xấu nhóm 5 là 3,87 tỷ đồng chiếm 12% tổng nợ xấu tăng 0,13 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 là 4,84 tỷ đồng chiếm 17% tổng nợ xấu tăng 0.97 tỷ đồng so với năm 2014.

Nợ xấu nhóm 5 có xu hướng tăng là do sự chuyển nhóm nợ từ nợ xấu nhóm 3 và nợ xấu nhóm 4 chuyển sang. Tuy rằng nợ xấu nhóm 5 tăng ít nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế của Chi nhánh trong việc đốc thúc thu hồi nợ xấu từ khách hàng. Mặt khác, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 có xu hướng giảm là do nợ nhóm 2 chuyển sang ít, đây cũng là tín hiệu khả quan trong công tác cho vay và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)