Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

b. Đặc điểm địa hình

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên một năm có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm là 250C, số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ.

Chế độ mưa và lượng mưa ở Thừa Thiên Huế vừa chịu sự chi phối của cơ chế hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á, vừa bị tác động mạnh mẽ của vị trí địa lý và điều kiện địa hình. Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất cả nước. Trung bình năm, lượng mưa trên tồn lãnh thổ vượt q 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Khoảng thời gian ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, trong khi đó, tháng 10 và tháng 11 có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa lớn thường gây ra

cuối năm. Điều đó có thể cản trở việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa và đưa đón người lao động đi làm, gây đình trệ sản xuất ở các KCN, CCN. Bên cạnh đó, mưa kéo dài và ngập lụt gây nhiều thiệt hại tại các vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế rất phức tạp, hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới và liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, với các hồ, đập nhân tạo và hội tụ tại phá Tam Giang. Tổng chiều dài sông suối và sông đào của tỉnh đạt tới 1.055km. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3 – 1km/km2, có nơi tới 1,5 – 2,5 km/km2. Hệ thống thuỷ văn đa dạng đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống giao thơng đường thủy thuận lợi và các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp, TTCN phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)