Định hướng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 57)

b. Đặc điểm địa hình

3.2.2. Định hướng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm

tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020

Thứ nhất, định hướng về công tác quy hoạch phát triển KCN và CCN:

Ngày 28/12/2006, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 2971/QĐ–UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các CCN – TTCN trên địa

bàn tỉnh thời kỳ 2006 – 2010. Theo quyết định này, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch

18 CCN – TTCN với diện tích 821 ha. Sau đó, ngày 23/6/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1445/QĐ–UBND về việc phê duyệt Quy hoạch

phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020

đã quy định trong giai đoạn 2006–2015, toàn tỉnh quy hoạch phát triển 16 CCN – TTCN với tổng diện tích khoảng 691 ha.

Ngoài ra, Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hoàn thành và điều chỉnh các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các KCN đã được Thủ tưởng Chính phủ cho phép thành lập theo hướng gắn quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch phát triển khu đô thị, gắn quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, cơng trình phục vụ đời sống người lao động làm việc trong các KCN. Ngày 23/6/2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1445/QĐ–UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển

công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ quy hoạch và xây dựng 8 KCN, khu cơng nghệ cao với tổng diện tích khoảng 7.023 ha. Cụ thể, tỉnh tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: KCN Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, KCN Phú Bài, KCN Tứ Hạ, KCN Phong Điền. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục nâng cấp, mở rộng các CCN thành các KCN như:

KCN Phú Đa, KCN La Sơn, KCN Quảng Vinh và xây dựng 1 khu công nghệ cao tổng hợp với quy mơ diện tích trên 100 ha tại địa điểm thích hợp.

Tình hình quy hoạch các KCN, khu cơng nghệ cao và các CCN – TTCN của tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiên tại bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1: Diện tích quy hoạch các CCN – TTCN đến 2015 (ĐVT: ha)

TT CCN – TTCN Địa phương Diện tích Thực hiện trong

giai đoạn 2011–2015

1 CCN Hương Sơ Thành phố Huế 100 0

2 CCN Bình Điền Huyện Hương Trà 30 20

3 CCN Thuỷ Phương Huyện Hương Thủy 100 50

4 CCN Thuỷ Châu Huyện Hương Thủy 50 30

5 CCN Thủy Vân Huyện Hương Thủy 41 11

6 CCN Thuận An Huyện Phú Vang 20 10

7 CCN Phú Mỹ Huyện Phú Vang 30 10

8 CCN Hịa Bình Chương Huyện Phong Điền 150 100

9 CCN Điền Lộc Huyện Phong Điền 30 20

10 CCN Vinh Hưng Huyện Phú Lộc 20 12

11 CCN Quảng Lợi Huyện Quảng Điền 20 10

12 CCN An Gia Huyện Quảng Điền 25 15

13 CCN Hạ Lang Huyện Quảng Điền 25 10

14 CCN Hương Hồ Huyện Nam Đơng 20 14

15 CCN Aco Huyện A lưới 30 10

16 CCN Hương Phong Huyện A lưới 50 25

TỔNG 691 347

Nguồn: Danh mục quy hoạch KCN và CCN ban hành kèm theo Quyết định số1445QĐ–UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh.

Bảng 3.2: Diện tích quy hoạch các KCN và khu cơng nghệ cao đến năm 2020 (ĐVT: ha)

TT Tên KCN,

khu công nghệ cao Địa phương

Diện tích (ha)

Thực hiện trong giai đoạn 2011–2015

1 KCN Chân Mây Huyện Phú Lộc 2.070 1.510

2 KCN Phú Bài Huyện Hương Thủy 13 700

3 KCN Tứ Hạ Huyện Hương Trà 250 150

4 KCN Phong Điền Huyện Phong Điền 700 600

5 KCN Phú Đa Huyện Phú Vang 250 200

6 KCN Quảng Vinh Huyện Quảng Điền 150 125

7 KCN La Sơn Huyện Phú Lộc 2.500 2.470

8 Khu Công nghệ cao Chưa chọn địa điểm 100 100

TỔNG 7.023 5.855

Nguồn: Danh mục quy hoạch KCN và CCN ban hành kèm theo Quyết định số 1445QĐ–UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ hai, định hướng về xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức công bố các quy hoạch về hệ thống kết cấu hạ tầng đã được phê duyệt; huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN, đặc biệt là các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; dự ước trong thời kỳ năm 2010 – 2015 sẽ huy động từ 1.200 tỷ đến 1.600 tỷ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN; đảm bảo 100% KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý môi trường theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, định hướng về quảng bá và thu hút đầu tư:

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, CCN; tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các KCN, CCN, trọng tâm là các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, các dự án sản xuất công nghệ cao, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; phấn đấu đến năm 2015, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN đạt từ 90 tỷ đến 100 tỷ đồng, tăng khoảng 3 – 3,5 lần so với hiện nay và nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN toàn tỉnh lên khoảng 60%; tăng tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 60 – 80% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; phấn đấu nộp ngân sách nhà nước đạt từ 3.500 đến 3.800 tỷ đồng, chiếm 50 – 55% tổng thu ngân sách của tỉnh; 100% KCN, CCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý môi trường theo quy định.

Thứ tư, định hướng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực:

Phối hợp chặt chẽ với các ngành địa phương, các trường dạy nghề để có kế hoạch đào tạo, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN; thực hiện sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các trung tâm đào tạo nghề và các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Phấn đấu bình quân hằng năm giải quyết việc làm thêm cho 30 lao động, nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm tại các KCN, CCN đến năm 2015 đạt khoảng 220 đến 250 lao động.

Thứ năm, định hướng về bảo vệ mơi trường:

Tăng cường vai trị quản lý Nhà nước trong việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt mơi trường trong KCN, CCN; thực hiện nghiêm túc các điều kiện về bảo vệ môi trường trong khi thành lập, mở rộng, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN, CCN; kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại đối với các dự án trong KCN, CCN.

Thứ sáu, định hướng về hỗ trợ các doanh nghiệp:

Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN, CCN và đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Hỗ trợ các doanh nghiệp KCN, CCN xây dựng các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hóa, đăng ký bản quyền, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN và CCN.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 57)