Tình hình xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

b. Đặc điểm địa hình

2.2.2.2. Tình hình xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các chính sách ưu đãi đối với cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng trong các KCN, CCN.

Thứ nhất, về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư

xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong KCN và CCN, UBND tỉnh quy định khuyến khích nhà đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường để thực hiện dự án, sau đó khoản kinh phí này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho nhà nước.

Thứ hai, về xây dựng hạ tầng khu tái định cư cho người dân sau khi thu hồi

đất, tỉnh hỗ trợ đầu tư toàn bộ hạ tầng khu tái định cư. Trong trường hợp nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí để thực hiện xây dựng hạ tầng khu tái định cư thì được tỉnh hồn trả ngay sau khi thực hiện xong cơng tác tái định cư.

Thứ ba, tỉnh hỗ trợ các cơng trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào cho các dự

án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN. Về giao thơng, tỉnh hỗ trợ xây dựng cơng trình giao thơng và cơng trình trên tuyến từ trục chính đến chân hàng rào dự án. Cụ thể, các dự án đầu tư vào huyện Nam Đông và A Lưới được hỗ trợ 100% giá trị dự toán, các dự án đầu tư vào địa bàn các huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc được hỗ trợ 60% giá trị dự toán ngay sau khi dự án triển khai hồn thành cơng tác xây lắp trên thực địa. Về điện, nước, viễn thông phục vụ sản xuất, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành đầu tư toàn bộ đến chân hàng rào dự án. Đối với các cơng trình hạ tầng điện phục vụ trong giai đoạn thi cơng dự án, nguồn kinh phí thực hiện do nhà đầu tư ứng trước và được tỉnh hồn trả 100% ngay sau khi dự án triển khai cơng tác xây lắp trên thực địa.

Thứ tư, UBND tỉnh giảm giá thuê đất cho các dự án đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng trong các KCN và CCN. Các dự án này được thuê đất với mức đơn giá thấp nhất theo công bố giá đất hàng năm của UBND tỉnh và được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động.

Với những chính sách ưu đãi đó, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, viễn thơng... đến bên ngồi hàng rào các KCN, CCN đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào, tình hình xây dựng cịn chậm. Bảng 2.5 cho thấy đến cuối năm 2010, tỉnh chỉ có 2 KCN và 3 CCN đã triển khai xây dựng hạ tầng.

Bảng 2.5: Diện tích xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN, CCN đang hoạt động của tỉnh Thừa Thiên Huế tính lũy kế đến năm 2010

TT Tên KCN, CCN Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích đã xây dựng hạ tầng (%) Theo quy hoạch Đất công nghiệp Đã xây dựng hạ tầng 1 KCN Phú Bài 818,76 531,70 240,00 29,31 2 KCN Phong Điền 400,00 240,00 80,00 20,00 3 KCN Tứ Hạ 250,00 162,50 0,00 0,00 4 KCN La Sơn 300,00 195,00 0,00 0,00 5 KCN Phú Đa 250,00 162,50 0,00 0,00 6 CCN Hương Sơ 48,00 33,86 22,50 46,88 7 CCN Thủy Phương 134,00 90,50 63,11 47,07 8 CCN Hương Hòa 8,00 6,79 2,00 25,00 Tổng 2.208,85 1.422,85 407,61 18,45

Nguồn: Tổng hợp từ Ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm phát triển CCN thành phố Huế, Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy, Phịng Cơng Thương huyện Nam Đơng, Phú Vang.

KCN Phú Bài có diện tích đã xây dựng hạ tầng cao nhất, đạt 240 ha, đạt 29,31% so với diện tích quy hoạch. Ngược lại, KCN Tứ Hạ, KCN La Sơn, KCN Phú Đa tuy đã được xây dựng nhiều năm và đã cho thuê đất để các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nhưng chưa triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tính bình qn cho tất cả các KCN và CCN đang hoạt động, tỷ lệ diện tích đất đã được xây dựng hạ tầng kỹ thuật so với quy hoạch còn khá thấp, chỉ đạt 18,45%.

Bảng 2.6 cho chúng ta thấy về tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN và CCN. Tính lũy kế đến cuối năm 2010, các KCN và CCN đã có lượng vốn đăng ký xây dựng hạ tầng là 1.120,12 tỷ đồng. Trong đó, lượng vốn đã

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật

ở các KCN, CCN tỉnh Thừa Thiên Huế tính lũy kế đến cuối năm 2010

TT Tên KCN, CCN Vốn xây dựng hạ tầng (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đã thực hiện (%) Vốn đăng ký Vốn đã thực hiện 1 KCN Phú Bài 557,03 162,00 29,08 2 KCN Phong Điền 480,00 26,30 5,48 3 KCN Tứ Hạ 0,00 0,00 – 4 KCN La Sơn 0,00 0,00 – 5 KCN Phú Đa 0,00 0,00 – 6 CCN Hương Sơ 41,41 41,41 100,00 7 CCN Thủy Phương 35,60 34,50 96,91 8 CCN Hương Hòa 6,08 6,08 100,00 Tổng 1.120,12 270,29 24,13

KCN Phú Bài đã thu hút được lượng vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật cao nhất, đạt 557,03 tỷ đồng và tỷ lệ vốn đã thực hiện đạt 29,08%. KCN Phong Điền cũng thu hút tới 480 tỷ đồng nhưng tỷ lệ vốn đã thực hiện chỉ đạt 5,48%. Các CCN tuy thu hút lượng vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật khơng lớn nhưng có tiến độ thực hiện vốn đăng ký theo cam kết nhanh và đúng tiến độ.

Về tình hình xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, chỉ có KCN Phú Bài đã xây dựng khá hồn chỉnh hệ thống đường giao thơng nội bộ, khuôn viên cây xanh, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc, nhà điều hành KCN, cơ quan quản lý hải quan và phòng cháy chữa cháy. KCN Phong Điền tuy thu hút được 3 dự án xây dựng hạ tầng với lượng vốn là 480 tỷ đồng nhưng hiện nay tiến độ thi công các hạng mục đều chậm hơn tiến độ cam kết, chủ đầu tư mới thực hiện các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng.

Trong các CCN, cụm Hương Sơ đã cơ bản xây dựng các cơng trình đường giao thơng nội bộ, khuôn viên cây xanh, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc, nhà điều hành. Các CCN Thủy Phương và Hương Hòa đều chưa thu hút được nhà đầu tư triển khai xây dựng và kinh doanh các hạng mục hạ tầng nói trên.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)