Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 68)

b. Đặc điểm địa hình

3.3.9. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

cụm công nghiệp

Thứ nhất, trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục phát huy hiệu

quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, tiến tới tăng cường bộ máy, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý KCN tỉnh, Ban quản lý các CCN – TTCN thành phố Huế, Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy, bằng cách giao hẳn quyền cho các ban thay vì cơ chế ủy quyền như hiện nay.

Thứ hai, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Ban quản lý các CCN – TTCN thành

phố Huế, Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy và UBND các huyện cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra theo thẩm quyền đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, CCN và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm; chủ động tham mưu các giải pháp về: tổ chức, nhân sự; phân cấp, ủy quyền; phương pháp kiểm tra, giám sát… để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong các KCN, CCN.

Thứ ba, hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, việc điều hành, quản lý KCN và

CCNđều căn cứ theo các văn bản pháp lý của Chính phủ. Cụ thể, công tác quản lý KCN căn cứ theo Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 và công tác quản lý CCN căn cứ theo Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QЖ TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn tới, trên cơ sở căn cứ theo quy chế do Chính

phủ ban hành, tỉnh cần xây dựng quy chế quản lý KCN, CCN và các điều lệ liên quan sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)