Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 61)

b. Đặc điểm địa hình

3.3.2. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

cụm công nghiệp

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Cơng tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, liên quan đến quyền lợi và sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân có

đất nơng nghiệp bị thu hồi. Trong thực tế, một sơ địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơng tác này. Điều đó gây ra tình trạng thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, khung giá bồi thường cho đất đai và tài sản biến động và không đồng bộ; gây bức xúc, căng thẳng trong dân cư và dẫn đến những thiệt hại cho nhà đầu tư hạ tầng về cả thời gian và tài chính; đồng thời khiến nhiều KCN, CCN được xây dựng chắp vá, gây thất thốt và lãng phí lớn cho nhà nước. Do đó, để thực hiện tốt cơng tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh và các huyện cần:

Một là công khai các chủ trương, chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng

và các quy định về khung giá bồi thường đất đai và tài sản.

Hai là cần xác định việc việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng là

nhiệm vụ của chính quyền địa phương và thực hiện trước khi kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. UBND tỉnh và UBND các huyện cần xây dựng các hội đồng đảm nhiệm việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư, khơng phó mặc cơng việc này cho các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.

Thứ hai, đa dạng hóa các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN:

Để hạn chế việc phải dùng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các KCN và CCN, tỉnh cần có các giải pháp đồng bộ sau đây:

Một là kêu gọi và tạo điều kiện huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp

đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi. Bên cạnh đó, tỉnh có thể vay từ từ các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển của trung ương hoặc các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài. Nguồn trả nợ được lấy bằng tiền cho thuê đất và thuế thu từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN, CCN.

Hai là khuyến khích các nhà đầu tư có dự án sản xuất, kinh doanh trong các

thức này sẽ giúp tỉnh và các huyện huy động được kinh phí từ các nguồn ngồi ngân sách.

Ba là yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ như điện, nước, viễn thông lắp đặt

hệ thống cung cấp đến chân hàng rào của các dự án nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho các dự án và làm giảm chi phí đầu tư hạ tầng của địa phương.

Bốn là UBND tỉnh và các huyện tập trung vốn đầu tư các dự án hạ tầng quan

trọng cho các KCN, CCN đã được phê duyệt ưu tiên quy hoạch, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, khơng có trọng điểm.

Thứ ba, triển khai xây dựng hạ tầng đúng mục đích sử dụng đất đã quy hoạch

tránh phá vỡ quy hoạch và gây lãng phí đất đai.

Thứ tư, quan tâm xây dựng hài hịa, đồng bộ các hạng mục bên trong và bên

ngồi hàng rào các KCN, CCN:

Một là trong thời gian tới, UBND tỉnh và các huyện cần ưu tiên ngân sách để

nhanh chóng hồn thiện các hạng mục giao thơng bên ngồi hàng rào, phục vụ phát triển KCN và CCN như: tuyến đường giao thông 14B đi Nam Đông, A Lưới, cửa khẩu A Đớt; xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng để tuyến giao thông Huế – Đà Nẵng thuận lợi; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 49B, đường ven biển; xây dựng mới cầu Phú Đa thay thế cây cầu cũ do trọng tải quá yếu (8 tấn), không đáp ứng được các xe trọng tải lớn phục vụ cho xây dựng và vận hành KCN Phú Đa.

Hai là bên trong hàng rào các KCN và CCN, hiện nay chỉ có KCN Phú Bài

và CCN Hương Sơ đã xây dựng khá hồn chỉnh cơng trình đường giao thông nội bộ, khuôn viên cây xanh, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc, nhà điều hành. Do đó, UBND tỉnh và các huyện cần trực tiếp đầu tư ngân sách hoặc huy động đầu tư từ các nguồn khác nhau để xây dựng các hạng mục này cho các KCN, CCN chưa có nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Đối với KCN, CCN đã có nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng (như KCN Phong Điền thu hút được 3 dự án xây dựng hạ tầng với lượng vốn là 480 tỷ

đồng) nhưng tiến độ thi công các hạng mục chậm hơn cam kết, chính quyền cần có biện pháp xử lý. Trong trường hợp nguyên nhân chậm trễ là do các lý do khách quan thì UBND tỉnh và UBND các huyện cần hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án này.

Bên cạnh đó, tuy giải quyết chỗ ở cho người lao động nói chung và cơng nhân trong các KCN, CCN nói riêng, là một trong những nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhưng hiện nay chưa có KCN, CCN nào ở tỉnh Thừa Thiên Huế có cơng trình ổn định chỗ ở cho người lao động. Trong thời gian tới, chính quyền nên đẩy mạnh việc quy hoạch các dự án nhà ở gắn liền với các dự án xây dựng khu đô thị mới xung quanh KCN, CCN nhằm đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội. Các dự án nhà ở phải được bố trí hợp lý để tạo điều kiện cho công nhân lao động tại các KCN, CCN sống hòa nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ thống dịch vụ công cộng như: trường học, nhà trẻ, cửa hàng, sân chơi… các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, như: điện, nước, thông tin liên lạc... từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng nhà ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo cho sự cơng bằng xã hội. Ngồi ra, UBND tỉnh và UBND các huyện nên huy động sự tham gia của chính người lao động trong việc xây dựng các dự án nhà ở. Nhà nước có thể cung ứng các hình thức nhà ở: nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho thuê đáp ứng nhu cầu đa dạng cho mọi đối tượng người lao động hoặc người lao động cùng góp vốn với nhà nước để xây dựng nhà ở bán trả chậm, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 61)