Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)

b. Đặc điểm địa hình

2.1.2.1. Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Về tình hình dân số, năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng dân số là 1088.7 nghìn người với mật độ dân số là 215,07 người/km2. Dân số Thừa Thiên Huế tương đối cân bằng về giới, nam giới là 538,1 nghìn người, chiếm 49.43% và nữ giới là 550,6 nghìn người, chiếm 50,57 %.

Dân cư trong tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng nơng thơn. Cùng với q trình đơ thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ dân cư thành thị và giảm dần tỷ lệ dân cư nông thôn. Cụ thể, dân cư nông thôn năm 2009 là 695,7 nghìn người chiếm 63,9% cịn dân cư thành thị 393 nghìn người, chiếm 36,1%. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, tỷ lệ dân cư thành thị tăng từ 33,21% lên 36,1% và dân cư nông thơn giảm tương ứng từ 66,79% xuống 63,9%.

Về tình hình lao động, theo niên giám thống kê năm 2009, tổng số lao động tồn tỉnh là 542,58 nghìn người, chiếm 49,84% dân số. So với năm 2008, lực lượng lao động đã tăng 10.899 người, tương ứng 2,04%. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, lực lượng lao động ln có xu hướng tăng lên. Sau 4 năm từ năm 2006 đến năm 2009, lực lượng lao động đã tăng thêm 25.631 người, tương ứng 4,96%.

Về cơ cấu, năm 2009, lao động nữ là 258.862 người, chiếm 47,71%, lao động nam là 257.828 người, chiếm 52,29%. Trong tổng nguồn lao động của tỉnh, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ngày càng tăng. Năm 2008, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 34,27% tổng nguồn lao động. Tỷ lệ này tăng lên 37,25% vào năm 2009 và 40% vào năm 2010.

Biểu đồ 2.1: Tình hình dân số và lao động tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006, 2007, 2008, 2009.

2.1.2.2.Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng

Tồn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ bao gồm quốc lộ 1A chạy dọc theo lãnh thổ của tỉnh và giao với các tuyến tỉnh lộ. Đến nay, các tuyến tỉnh lộ đã nhựa hóa 80%, đường giao thơng nơng thơn được bê tơng hóa 70% và 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm. Bên cạnh đó, tỉnh có tuyến đường sắt dài 101,2 km chạy dọc tỉnh theo hướng Bắc – Nam và có sân bay quốc tế Phú Bài nằm ven quốc lộ 1A, cách thành phố Huế khoảng 15 km về phía Nam đóng một vai trị quan trọng trong giao thơng của tỉnh.

Về đường thủy, tổng chiều dài sông, đầm phá của tỉnh là 563 km. Tỉnh có cảng Thuận An và cảng biển nước sâu Chân Mây. Cảng Thuận An được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía Đơng Bắc, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam, có vai trị quan trọng trong việc khai thác

lợi thế trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là hai cảng biển quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh nói riêng và khu vực, quốc gia nói chung.

Về thơng tin liên lạc, Thừa Thiên Huế có 100% xã có điểm giao dịch bưu điện, 100% xã có kết nối Internet, mạng lưới viễn thơng đã được số hoá 100%.

Về nguồn cung cấp điện năng, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ hệ thống điện quốc gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng – Huế dài 86 km, tuyến Đồng Hới – Huế và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh – Huế dài 80 km. Ngồi ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cịn có trạm phát điện diezel Ngự Bình có cơng suất đạt 2x4000 kVA đang vận hành và phát điện bổ sung vào những giờ cao điểm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quy hoạch 12 dự án thuỷ điện nhỏ khác với tổng công suất 106,5 MW.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)