b. Đặc điểm địa hình
3.2.1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế
nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnhThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế xác định lấy ngành cơng nghiệp làm động lực chính để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Tỉnh tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, các ngành có giá trị gia tăng lớn. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên phát triển TTCN gắn với phát triển kinh tế – xã hội của từng địa bàn, trên cơ sở thúc đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Quan điểm xuyên suốt của Thừa Thiên Huế trong phát triển công nghiệp, TTCN là: bền vững, thân thiện với môi trường; bảo tồn tinh hoa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc; gắn với đảm bảo an ninh và quốc phịng [40]. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định quan điểm về phát triển các KCN và CCN là:
Thứ nhất, phát huy lợi thế là một tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây để xây dựng các KCN, CCN phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN và các hoạt động du lịch, dịch vụ kho vận, bến bãi, trung chuyển hàng hóa; tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, quy hoạch các KCN, CCN đa dạng về cơ cấu; gắn với nhu cầu thị
trường và công tác bảo vệ mơi trường sinh thái, di tích lịch sử; phát huy tối đa nội lực và lợi thế so sánh của các địa phương; thực hiện phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn; phát triển KCN, CCN gắn liền với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thứ ba, tăng cường liên kết, phối hợp với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung; quan tâm phát triển công nghiệp nông thôn để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị; xố bỏ chênh lệch giữa các vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa với khu vực thành thị.