Giới thiệu chung và lý do lựa chọn

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 27 - 29)

Chương 2 : PHÂN TÍCH NGÀNH

2.2 Ngành mía đường

2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn

Sau khi Chương trình mía đường ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn đường thay thế nhập khẩu. , ngành mía đường của Việt Nam tuy cịn non trẻ nhưng đã đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, và quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu người nơng dân trồng mía và hàng vạn cơng dân ổn định làm viêc trong các nhà máy, có đời sống vật chất tinh thần ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nơng thơn các vùng trồng mía được đổi mới…

Trong q trình phát triển cơng nghiệp mía đường, nhiều nhà máy đã gắn kết nguyên tắc tổ chức hợp tác ổn định bền vững với sản xuất nông nghiệp nơng thơn và nơng dân. Ví dụ như nhà máy đường Lam Sơn – Thanh Hoá đã liên kết hợp tác với gần 35,000 hộ nơng dân trồng mía trong vùng, tổ chức thành cơng “hiệp hội mía

đường Lam Sơn”, đại diện cho người nơng dân, người trồng mía và nhà máy để điều phối bảo vệ lợi ích của người nơng dân, gắn bó trách nhiệm giữa nhà máy sản xuất cơng nghiệp với nơng dân trồng mía bán nguyên liệu cho nhà máy, cùng nhau đóng góp vốn để xây dựng quỹ phịng chóng rủi ro, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai hoả hoạn hoặc những biến động của thị trường…

Những năm gần đây, 2008- 2009,do mức thu nhập của người dân tăng và xu hướng tiêu dùng thực phẩm thay đổi nên lượng đường tiêu thụ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trong xu hướng lên cao, đồng thời nhờ sự tăng mạnh của giá đường mà hầu hết các doanh nghiệp mía đường đang niêm yết đều có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu cũng như lợi nhuận. Một số có EPS cao như NHS, LSS, BHS

Các cổ phiếu NHS, LSS, BHS hiện có P/E trong khoảng từ 4,5-6,5 (dựa trên EPS bốn quý gần nhất tính đến Q1/2010). Đây là một mức khá hấp dẫn so với các nhóm ngành khác.

Bảng 4: Kết quả kinh doanh 2009 của các cổ phiếu mía đường

Chỉ tiêu (tỷ đồng) BHS LSS NHS SBT SEC

Doanh thu thuần 1189.4 1099.6 283.0 770.6 193.7 LN gộp 161.9 227.4 76.4 202.9 48.2

Doanh thu tài chính 13.6 40.4 4.6 31.8 4.3

Chi phí tài chính 3.3 -15.1 -2.6 -21.5 1.4

Lợi nhuận thuần HĐKD 127.9 212.1 70.8 222.7 42.9

LNTT 128.1 212.0 71.3 225.9 43.2

LN sau thuế Cty mẹ 120.1 158.3 64.2 210.0 39.4 EPS (đồng) 6480 5534 9476 1484 3127

Biên LN gộp 13.6% 20.7% 27.0% 26.3% 24.9%

Biên LN ròng 10.1% 14.4% 22.7% 27.3% 20.4%

Nguồn: Theo BCTC năm 2009 đã kiểm toán

Một đặc điểm cần chú ý là đầu ra của các công ty đường phục vụ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu cho nên có khả năng tăng trưởng ổn định khi kinh tế khó khăn và có thể bật mạnh khi kinh tế hồi phục. Do vậy, đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu ngành mía đường rất đáng được quan tâm. Xu hướng tăng mạnh của giá đường có thể kéo dài, liên tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc này sẽ tạo điều kiện tăng cường tính thanh khoản và độ biến động của giá cổ phiếu đường, hàm

chứa những cơ hội đầu tư. Tiếp nữa, P/B của các cổ phiếu đường cũng đang ở mức tương đối thấp so với nhóm ngành thực phẩm, có thể trở nên hấp dẫn theo một số quan điểm đầu tư. Cũng chính vì các lý do trên mà nhóm chúng tơi quyết định chọn cổ phiếu của ngành mía đường là một trong 2 cổ phiếu định chọn để đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)