Chương 3 : PHÂN TÍCH CƠNG TY
3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.53 2.34 2.89 3.14 3.45 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.03 2.27 2.02 1.84 2.20 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.11 0.62 0.92 0.30 1.07
Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất Khả năng thanh tốn hiện hành là 1 chỉ tiêu đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh tốn hiện hành q cao cũng khơng ln là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đối
với công ty LSS, các chỉ số biến động không lớn, ở một mức chấp nhận được( thấp nhất là 1.53 năm 2005, cao nhất là 3.45 năm 2009), điều này khá là hợp lý, chứng tỏ trong các năm gần đây LSS được các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Ngành mía đường có đặc trưng ngun liệu là chủ yếu, do vậy yếu tố tài sản lưu động cao, nhưng chỉ số khả năng thanh toán hiện hành ổn định xoay quanh 2-3 như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn toàn chủ động sử dụng tài sản của mình, khơng q lệ thuộc vào nhóm tài sản lưu động
Khả năng thanh tốn nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính tốn. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Các loại tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt, tiền gửi thanh tốn, giấy tờ có giá... Khả năng thanh toán nhanh của LSS tăng dần qua các năm, như vậy LSS sẽ rất được ưa chuộng, bởi vì khi cần thiết nó có thể thanh tốn nhanh hơn.
Tóm lại: khả năng thanh khoản của LSS được đánh giá ở mức trung bình dựa trên sự cân nhắc giữa giá trị giao dịch thường xuyên trong quan hệ với mức vốn hóa thị trường.
Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Bảng 9: Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
EPS 3.759 3.043 3.187 2.456 5.534
ROA 7,16 6,94 10,09 8,41 16,37
ROE 24,01 13,27 14,69 13,38 24,32
Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty các năm đã qua kiểm toán
Trong các năm trở lại đây, doanh thu tăng trưởng tốt, mặc dù niên vụ mía đường 2008/2009 gặp nhiều khó khăn nhưng những thuận lợi của niên vụ trước đó đã giúp doanh thu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng, gần 19%.
Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế hay sau thuế của LSS đều rất khả quan. Cụ thể, Lasuco đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt hơn 539 tỷ đồng và gần 195 tỷ đồng. Dưới đây là kế hoạch kinh doanh của LASUCO 2010 và thực hiện kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2010.
Bảng 10 : Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO
Nguồn:CTCKArtex
. Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu của Lasuco khơng có nhiều đột biến khi chỉ đạt 47,16% kế hoạch và giảm 13,68% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy vậy, lợi nhuận của Lasuco khá khả quan do được lợi từ việc tăng giá đường và có nguồn dự trữ lớn với giá rẻ. Lợi nhuận trước thuế của công ty đã đạt được gần 78% kế hoạch năm, tăng 90,2% so với cùng kỳ.
Các chỉ số ROA, ROE của LSS đều có mức tăng trưởng tốt cho thấy hiệu quả quản lý của công ty ngày càng được cải thiện. Hệ số nợ trên tài sản chỉ ở mức khoảng 30% và tỷ suất thanh toán ở mức > 2 cho thấy cơng ty có sức khỏe tài chính tốt.
EPS 4 q gần nhất của cơng ty đạt 7.686 đồng/cổ phiếu khiến hệ số P/E của cơng ty chỉ cịn 4,58, khá hấp dẫn so với cổ phiếu của các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như so với các cổ phiếu khác đang niêm yết trên thị trường
Tóm lại: dựa trên các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính của Lasuco, nhìn chung ta thấy khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Các chỉ số kinh doanh cho thấy khả năng thanh toán của những doanh nghiệp này được cải thiện, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt cũng khá tốt. Một điều đáng chú ý là đầu tư tài chính của cơng ty chiếm 26% tổng tài sản, tỷ lệ này khá cao so với qui mơ của cơng ty. Những khoản trích lập dự phịng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.