Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 41)

Chương 3 : PHÂN TÍCH CƠNG TY

3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiền thân là nhà máy đường Lam Sơn, thành lập năm 1980. Năm 1999 cơng ty hoạt động theo mơ hình cổ phần. Cơng ty hiện đang giao dịch trên sàn HoSE với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, thuộc nhóm ngành mía đường

 Lĩnh vực kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh chính của LSS là sản xuất đường bao gồm đường tinh luyện, đường kính trắng, đường vàng tinh khiết (Đường chiếm khoảng 78% trong cơ cấu doanh thu của công ty). Sản xuất cồn từ sản phẩm phụ mật rỉ trong q trình ép mía. cồn( chiếm 16% trong cơ cấu doanh thu)

Biểu đồ 6 : Cơ cấu doanh thu của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngồi ra cịn có những hoạt động kinh doanh khác như: + Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu; + Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm;

+Chăn ni bị sữa, chế biến sữa, bị thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy bao bì carton,

+ Kinh doanh thương mại, khách sạn ăn uống;

+ Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh;

+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn)

+ Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp

Đối với các loại sản phẩm chính như đường, cồn..Tuy chỉ đứng thứ 3 về công suất, nhưng LSS là doanh nghiệp cung cấp đường lớn nhất Việt Nam, với sản lượng sản xuất chiếm 10% thị trường mía đường nội địa, sử dụng tới 7,000 tấn mía ngun liệu/ngày. Hiện LSS có 2 nhà máy sản xuất đường, 2 nhà máy sản xuất cồn với cơng suất 27 triệu lít/năm

Khơng những thế, cơng ty trong những nằm gần đây đã chú trọng đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và ngành nghề kinh doanh, phân bổ nguồn vốn để đầu tư cho các dự án lớn. Các dự án lớn mà công ty đã tham gia :

Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy đường số 2 từ 4.000 lên 7.500 tấn mía/ngày: Tổng mức đầu tư dự kiến là 650 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến: 2010 - 2011. Số tiền giải ngân trong năm 2010 là 320 tỷ đồng. Kế hoạch trong tháng 5/2010 sẽ hoàn thành lập dự án và trình duyệt, tháng 6/2010 lựa chọn đối tác ký hợp đồng cung cấp thiết bị, công nghệ.

Dự án xây dựng khách sạn đa năng Lam Sơn tại thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa): Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, khởi công vào đầu tháng 09/2010. Dự án này sẽ hồn tất sau một năm thi cơng và bắt đầu khai thác vào dịp khai trương mùa du lịch Sầm Sơn năm 2011. Số tiền giải ngân năm 2010 là 30 tỷ đồng.

 Mơi trường bên ngồi (thể hiện những cơ hội và thách thức của cơng ty) Do hoạt động trong nhóm ngành mía đường, cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn có được những thuận lợi của ngành như

Cầu lớn hơn cung: Như đã đề cập ở phần trước, nhu cầu tiêu thụ đường của Việt

Nam khoảng trên 1,3 triệu tấn/năm trong khi tổng lượng đường sản xuất của các công ty đường tại Việt Nam chỉ khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Do vậy không phải lo lắng nhiều về đầu ra

Cơ cấu tiêu dùng đường thuộc về cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Hiện

nay đường được tiêu dùng trực tiếp bởi người tiêu dùng (chiếm khoảng 40%) và tiêu dùng gián tiếp bởi các công ty chế biến thực phẩm có sử dụng đường (chủ yếu là các công ty sản xuất bánh kẹo, nước ngọt - chiếm khoảng 60%).

Không những chỉ chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh chính của ngành,cơng ty cịn tham gia đa dạng hóa kinh doanh, tham gia đầu tư vào các dự án lớn nên cơ hội tăng trưởng là rất cao. Thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015, LSS đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV Oil, thành viên của tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam, Cơng ty CP "Tổng công ty Công nghệ sinh học" và Công ty CP "Zarubezhneft" Liên Bang Nga thành lập Công ty liên doanh "Công nghệ Sinh Học Việt Nam" để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy sản xuất BioButanol và các sản phẩm từ nguyên liệu Xenlulo tại Thanh Hóa, cơng suất dự kiến 100.000 tấn/năm. Theo như thỏa thuận, phía Việt Nam sẽ góp 51% vốn, trong đó LSS góp 30%; Cơng ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV Oil góp 21%; phía đối tác Liên Bang Nga góp 49%. Đây

là một dự án khá lớn có sự đầu tư của cả nước ngồi lẫn Việt Nam, nếu dự án hồn thành thì LSS sẽ có thêm nguồn lợi lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khơng ít những trở ngại.

Ngành đường Việt Nam đang được hưởng lợi do sự bảo hộ của Nhà nước bằng công cụ hạn ngạch và thuế quan. Tuy vậy, LSS và các công ty đường trong nước vẫn chịu sự cạnh tranh từ đường Thái Lan nhập lậu qua biên giới phía nam. Đường nhập lậu vào nhiều sẽ làm cho Công ty phải giảm giá bán và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.  Môi trường bên trong (thể hiện nguồn lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lực phi tài chính của cơng ty)

- Nguồn lực tài chính

Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133 QĐ/TTg ngày 23 tháng 12 năm 1999 của Thủ Tướng Chính phủ với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Cơng ty chính thức giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM vào ngày 09/01/2008 với mã chứng khoán là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, cổ phiếu LSS ln ở vị trí hàng đầu trong ngành mía đường và được đánh giá là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng.

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tại 31/12/2009 là 672 tỷ đồng chiếm 67,30% tổng nguồn vốn; so với tài sản dài hạn là 413 tỷ đồng gấp 1,63 lần. Điều này cho thấy Cơng ty có khả năng độc lập cao về tài chính; khơng bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho các tài sản dài hạn.

Nợ phải trả của Công ty tại 31/12/2009 là 290 tỷ đồng chiếm 29,03% tổng nguồn vốn; Hệ số nợ phải trả giảm từ 31,83% (năm 2008) xuống còn 29,03% (năm 2009) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên Công ty đã trả dần những khoản nợ vay (ngắn hạn, dài hạn). Có thể nói Cơng ty đã sử lý tốt các khoản nợ của mình và hồn tồn chủ động về tài chính.

- Nguồn lực phi tài chính

Vùng nguyên liệu ổn định: LSS hiện có vùng ngun liệu mía với diện tích 15.000 ha, năng suất cao hơn so với mức trung bình của ngành. Vùng nguyên liệu ổn định cùng với những chính sách ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu sẽ là điều kiện tốt để LSS tận dụng hết cơng suất sản xuất của mình.

Vị thế hàng đầu trong ngành: Hiện LSS đang chiếm 10-12% thị phần ngành mía đường. Thị trường tiêu thụ còn rất tiềm năng do hiện nay tổng nguồn cung đường trong cả nước mới chỉ đáp ứng được hơn 70% thị phần thị trường.

Nhận được nhiều ưu đãi của tỉnh: LSS là một trong doanh nghiệp tư nhân trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, theo đó, doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ khá lớn từ UBND tỉnh đặc biệt là những ưu đãi về vùng nguyên liệu và hỗ trợ vốn vay. Những hỗ trợ này sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho LSS trong thời gian tới.

Hoàn thành tốt trách nhiệm với cộng đồng tạo được ủng hộ của người dân: Công ty đã giải quyết tốt môi trường xanh, sạch, đẹp và thành lập “Quỹ khuyến học mía đường Lam Sơn” nhằm khuyến khích tăng cường cơng tác khuyến học cho con em vùng mía vì sự phát triển bền vững lâu dài của Lasuco

3.1.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO)

1.1.1.14 Ưu thế của nhà cung cấp

Đầu vào chủ yếu của LASUCO là cây mía, nên nhà cung ứng của LASUCO chính là nơng dân trồng mía ở vùng Thanh Hóa.

Để hạn chế tình trạng vùng ngun liệu mía liên tục bị thu hẹp trong những năm vừa qua do nơng dân có khuynh hướng chuyển sang các loại cây trồng khác rủi ro biến động giá và chi phí khá cao, LASUCO lại áp dụng chính sách cho nơng dân vay tiền đầu tư trồng nguyên liệu. Phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại đất trồng mía, khuyến khích nơng dân đổi điền, dồn thửa, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, áp dụng cơ giới hóa và cơng nghệ cao đầu tư thâm canh mía đạt chất lượng, hiệu quả và bền vững, bảo đảm lợi ích hài hịa giữa nhà máy, người trồng mía, địa phương. Hỗ trợ người trồng mía triển khai thực hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống mía, phân bón chất lượng cao, tưới nhỏ giọt công nghệ cao của Israel. Đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất mía từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm áp lực do thiếu lao động tại địa phương. Đổi mới các chính sách đầu tư và thu mua mía để người trồng mía chủ động trong đầu tư thâm .Có chính sách bảo hiểm cho người trồng mía do hồn cảnh khách quan, thiên tai, bão lụt, v.v...

Như vậy, so với các doanh nghiệp khác trong ngành, LASUCO khá nổi trội về thế mạnh nguyên liệu nhờ những chính sách hợp lý đối với nhà cung ứng là người nơng dân, có sự gắn bó chặt chẽ với người nơng dân

1.1.1.15 Ưu thế của khách hàng

Không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận xung quanh, thị phần của LASUCO rất rộng bao gồm cả thị trường nội địa. Kèm theo yếu tố cầu lớn hơn cung, nên LASUCO có số lượng khách hàng khá lớn, bao gồm cả người tiêu dùng mua sản phẩm cho đời sống và cả các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hay thực phẩm...

1.1.1.16 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Là doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu trong ngành, tuy công suất chỉ đứng thứ 3 nhưng doanh thu lại cao nhất nên áp lực cạnh tranh nội bộ ngành không phải là vấn đề quá lo ngại. Điều cần chú ý là sau khi các công cụ bảo hộ như hạn ngạch và thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập. Thuế nhập khẩu được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ dần dần được xóa bỏ thì các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ở nước ngoài sẽ xuất hiện gây ra thách thức lớn đối với LASUCO.

1.1.1.17 Ưu thế của người mới gia nhập

Ngành mía đường là một ngành mà có sẵn ngun liệu tại nội địa ( tuy hiện nay vẫn còn khan hiếm nhưng nhà nước đã đưa ra chính sách sao cho 2020 phải sản xuất đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nội địa), yếu tố công nghệ không cao, giá cả tăng nên rất hấp dẫn những nhà đầu tư khác tham gia vào lĩnh vực này. Trong tương lai có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào ngành mía đường. Tuy vậy, với lợi thế là có vị thế dẫn đầu của LASUCO như hiện nay, vấn đề cạnh tranh của những người mới gia nhập đối với LASUCO sẽ chưa gay gắt.

1.1.1.18 Tác động của Chính Phủ

LASUCO hiện là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo địa phương rất quan tâm phát triển cây mía đường và xác định đây là cây trồng chính trong phát triển nơng nghiệp của tỉnh. Hiện Thanh Hóa cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về chữ lượng đường. Sở cũng như tỉnh đã và sẽ tạo điều kiện với những chính sách, cơ chế tốt nhất cho các cơng ty mía đường LASUCO và người trồng mía. Ngành sản xuất

mía đường của Thanh Hóa đang đi đúng hướng, vì Thanh Hóa là vùng trồng mía truyền thống, tỉnh có những chính sách đồng bộ cho ngành sản xuất nơng nghiệp này.

3.1.3 Phân tích tài chính

1.1.1.19 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm Bảng 6 : Tài sản và nguồn vốn qua các năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 975.650 913.700 989.290 867.306 997.928 Vốn chủ sở hữu 290.486 477.774 595.656 544.996 671.638 Vốn điều lệ 200.801 260.000 300.000 300.000 300.000

Nguồn: tổng hợp từ bảng cân đối kế toán qua các năm

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, tổng tài sản cũng như nguồn vốn của LSS tăng dần qua các năm, nhất là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, do vậy khả năng độc lập về mặt tài chính của cơng ty rất lớn.

Riêng năm 2009 cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2008

Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản

% 58,63 42,52

Tài sản dài hạn/

tổng tài sản % 41,37 57,48

Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/ tổng

nguồn vốn % 29,03 31,83

Nguồn vốn CSH/

tổng nguồn vốn % 67,30 62,84

Nguồn: báo cáo thường niên Lasuco năm 2009

Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 là 672 tỷ đồng chiếm 67,30% tổng nguồn vốn, so với tài sản dài hạn là 413 tỷ đồng gấp 1,63 lần. Điều này một lần nữa khẳng định rằng cơng ty độc lập cao về tài chính, khơng bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho các tài sản dài hạn

Nợ phải trả của công ty năm 2009 là 290 tỷ đồng chiếm 29,03% tổng nguồn vốn; hệ số nợ phải trả từ 31,83% ( năm 2008) xuống còn 29,03% ( năm 2009) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên công ty đã trả dần những khoản nợ vay ( ngắn hạn, dài hạn). Có thể nói cơng ty đã xử lý tốt các khoản nợ của mình và hồn tồn chủ động về tài chính.

Có được những kết quả trên là do hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm ngày một tăng lên, các vùng nguyên liệu vốn là thế mạnh của công ty được đầu tư, tổ chức lại một cách bền vững và hiệu quả hơn thơng qua chương trình “ Cây mía hạt đường Lam Sơn” năm 2009. Công ty đã tiến hành tổ chức tái cấu trúc lại bộ máy tổ chức, bộ máy quản trị doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ người lao động, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. CBCNV nâng cao ý thức trách nhiệm, kết quả SXKD của năm 2009 cũng như hiệu quả sản xuất chế biến tại Nhà máy đạt được thành quả cao nhất từ trước đến nay

3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.53 2.34 2.89 3.14 3.45 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.03 2.27 2.02 1.84 2.20 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.11 0.62 0.92 0.30 1.07

Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất Khả năng thanh tốn hiện hành là 1 chỉ tiêu đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng khơng ln là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đối

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 41)