Phân tích SWOT đối với ngành mía đường

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 30)

Chương 2 : PHÂN TÍCH NGÀNH

2.2 Ngành mía đường

2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường

1.1.1.4 Thế mạnh

Thứ nhất, ngành mía đường có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực : Mía

là loại cây nhiệt đới nên địi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với nước ta. Vì vây, việc trồng mía có thể thực hiện trải dài đất nước:Phú Yên, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng bằng Sơng Cửu Long…

Thứ hai, khơng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tổng sản lượng

đường các năm 2008 -2009 đạt quanh mức 1 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu ước tính 1.3 - 1.4 triệu tấn. Với sự thiếu hụt nguồn cung trong nước như vậy cộng thêm đây

là một loại thực phẩm khơng thể thiếu, các doanh nghiệp trong ngành mía đường Việt Nam sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt như các ngành khác.

Thứ ba, giá thành sản phẩm thấp: Giá thu mua mía ở nước ta thấp, điều này làm

cho giá thành phẩm đường của các nhà máy đường trở nên thấp hơn tạo lợi thế to lớn

Thứ tư, Nhà nước thực hiện các biện pháp bảo hộ ngành như sử dụng thuế quan,

hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu đường ( nhưng lợi thế này dần mất đi kể từ năm 2010 theo lộ trình hội nhập)

1.1.1.5 Cơ hội

Thứ nhất, những tháng cuối năm, giáp tết thường là giai đoạn cao điểm tiêu thụ

của ngành đường. Do vậy quý IV- 2010 dự báo giá tiếp tục xu hướng tăng. Trong khi mức tiêu thụ đường trong nước có xu hướng tăng trưởng cao, thì lượng đường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75% nhu cầu thị trường. Vì vậy, tiềm năng từ thị trường nội địa còn khá lớn

Thứ hai, nguồn cung trong 3 tháng cuối năm 2010: Mặc dù quota cho nhập khẩu

đường cịn khá lớn (ước tính cịn trên 100,000 tấn), nguồn cung trong T10, T11, T12 chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy đường nội địa vào vụ mới (khu vực miền Trung và miền Nam) và lượng tồn kho. Nguyên nhân chính do nguồn cung từ các nước trong khu vực ASEAN đang ở mức thấp do chưa vào vụ mới (thuế nhập khẩu chỉ 5%). Do vậy, nếu Việt Nam muốn nhập khẩu thì phải nhập khẩu từ các nước với thuế suất trong hạn ngạch theo lộ trình WTO là 30%. Mặt khác, chi phí chuyên chở cao hơn cũng là yếu tố trở ngại lớn. Vì vậy, giá đường sẽ tăng trong thời gian tới, và giữ ở mức cao cho tới T11/2010.

1.1.1.6 Điểm yếu

Thứ nhất, ngành mía đường chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và

bão lũ, các vùng nguyên liệu chủ yếu nằm ở vùng trung du và miền núi, nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng…

Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất chế biến thấp với chỉ 2.643 tấn mía

cây/ngày. Trong khi trên thế giới, quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy đường vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày.( Quy mơ bình qn của các nhà máy đường Thái Lan vào khoảng 12.000 tấn mía cây/ngày, Úc là 10.000 tấn

mía cây/ngày.) Nhìn chung, ngành cơng nghiệp mía đường của Việt Nam hiện nay sẽ phải nỗ lực nhiều mới đạt được quy mô hiệu quả, theo kịp tiêu chuẩn thế giới

Thứ ba, năng suất mía và chất lượng thấp hơn so với thế giới. So với năng suất trung bình trên thế giới hiện khoảng 70 tấn mía/ha, năng suất mía của Việt Nam đang thấp hơn 16,3%, đạt khoảng 58,6 tấn/ha. Trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc mía đạt chất lượng khoảng 13 chữ đường thì chất lượng mía ở Việt Nam bình qn hiện thấp hơn 10 chữ đường.

Thứ tư, chưa chủ động được vùng nguyên liệu. Điều này dẫn đến việc ngành

cơng nghiệp mía đường trong nước ln trong tình trạng thiếu hụt ngun liệu nặng nề. Các nhà máy đang hoạt động ngày càng thấp dưới công suất thiết kế, ảnh hưởng lớn tới nguồn cung đường trong nước. Ngồi ra, vùng ngun liệu mía liên tục bị thu hẹp trong những năm vừa qua. Lý do chính là rủi ro biến động giá và chi phí khá cao, và nơng dân có khuynh hướng chuyển sang các loại cây trồng khác.

Thứ năm, thiết bị máy móc ở các nhà máy đường. Hiện nay, thiết bị của chúng ta

đa số là cũ kỹ, lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường của chúng ta là 9/1, trong khi đó tỉ lệ thu hồi đường của các nước tiên tiến là 13/1, chỉ bấy nhiêu chúng ta đã thua các nước tiên tiến đến 4 giá. Tỉ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam cịn rất cao do thiết bị cũ kỹ, cơng nghệ chế biến quá lạc hậu

1.1.1.7 Thách thức

Từ năm 2010, áp lực chủ yếu của ngành mía đường Việt Nam chính là đường nhập khẩu vì các biện pháp bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ. Từ năm 2010, các công cụ bảo hộ như hạn ngạch và thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập. Thuế nhập khẩu được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ dần dần được xóa bỏ. Ngành mía đường Việt Nam có thể tiếp tục gặp nhiều thách thức để duy trì lợi thế cạnh tranh.

2.2.4 Nhận định đầu tư

Về mặt ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu ngành mía đường rất đáng quan tâm và đầu tư, triển vọng của ngành mía đường trong những năm tới cịn khá sáng sủa, theo đó các cơng ty có thể tận dụng được lợi thế về vùng nguyên liệu, khả năng nội tại để nắm bắt những cơ hội lớn của mình. Hơn nữa giá của các sản phẩm đường khá cao nên các nhà đầu tư có thể hồn tồn n tâm.

Tuy về mặt ngắn hạn , Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngành đường nhưng ngành mía đường trong nước đã và đang có rất nhiều nỗ lực để bình ổn thị trường và sau đó là cân bằng cung cầu và cán cân thương mại.Trong dài hạn, theo ước tính đến năm 2020 sản lượng đường của Việt Nam có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và dư thừa để xuất khẩu

Ngồi ra, ngành mía đường đang có những tín hiệu khá lạc quan như:

 Tiêu thụ ngành đường tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Theo ước

tính của BMI, đến năm 2013 ngành cơng nghiệp thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 29%, trong đó ngành bánh kẹo tăng 28%, ngành thực phẩm đóng hộp tăng 37%. Với tốc độ tăng trưởng khá cao của các ngành cơng nghiệp chế biến liên quan có sử dụng đường, mức tăng trưởng kỳ vọng của ngành đường dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong giai đoạn sắp tới.

 Nhu cầu thế giới phục hồi trở lại sau khủng hoảng. Trong 2 năm vừa qua,

khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ đường ở nhiều nước. Với triển vọng kinh tế thế giới đang phục hồi, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cho rằng nhu cầu đường sẽ hồi phục và tăng trưởng tốt trong vụ tới. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đường bình qn/đầu người trong nước đang có xu hướng tăng cao, trong khi lượng đường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75%, nên tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn cịn rất lớn.

Vì vậy, nhóm chúng tơi mạnh dạn quyết định chọn cổ phiếu ngành mía đường để thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.

2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng

2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn1.1.1.8 Giới thiệu chung 1.1.1.8 Giới thiệu chung

Ngành xây dựng và vật liệu là ngành công nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế và chịu tác động nhiều của chu kỳ kinh tế. Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Ngành vật liệu xây dựng có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đây là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mơ.

tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng hay bê tơng là đầu vào cho các cơng trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thối, các cơng trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ khơng mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.

Thứ hai, ngành này có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị

trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là do thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. Bên cạnh đó, ngành vật liệu và xây dựng còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành xây dựng như cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng

1.1.1.9 Lý do lựa chọn

Theo tính chất của chu kỳ kinh tế, khi bước ra khỏi khủng hoảng và có tín hiệu phục hồi, ngành tài chính, xây dựng và BĐS thường là những ngành nghề hồi phục nhanh. Đặc biệt, hiệu ứng kích cầu mà các chính phủ, trong đó có Việt Nam đang triển khai đều hướng mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP

Thứ nhất, Ngành nguyên vật liệu xây dựng (NVLXD) là một trong những ngành

được hưởng lợi nhiều nhất từ gói kích cầu của Chính phủ. Dịng vốn giải ngân các dự án dầu tư cơng theo kế hoạch của gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ sẽ tiếp diễn, cộng với tình hình kinh tế vĩ mơ ổn định hơn sẽ tiếp tục là những yếu tố hỗ trợ cho ngành

Thứ hai, kết quả kinh doanh ấn tượng 2 năm qua cho thấy nửa đầu năm 2009 của

ngành NVLXD thực tế đã diễn ra tốt hơn nhiều so với kỳ vọng. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 quý cuối khiến giá trị ngành tăng trưởng âm 0,4% trong cả năm 2008, ngành xây dựng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng khá trong 2 quý đầu năm nay, đạt tỷ lệ 8,74% so với cùng kỳ. Báo cáo kinh doanh quý III/2009 các DN ngành vật liệu xây dựng đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ cao nhất lên tới 355%.Với kết quà kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2009 và nửa đầu năm 2010 cùng với triển vọng tích cực

của ngành trong thời gian tới, cổ phiếu của các doanh nghiệp nêm yết trong ngành đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều NĐT.

Thứ ba, triển vọng của ngành trong nửa cuối năm nay và năm sau nhìn chung là

tích cực. Sau quý II năm 2010 với kết quả kinh doanh ấn tượng, quý III năm 2010 nhiều khả năng sẽ chững lại do tính mùa vụ của hoạt động xây dựng, nhưng nhiều khả năng ngành vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu và tiêu thụ khả quan trong quý III so với cùng kỳ. Đồng thời, chúng tôi cũng tin rằng, quý IV cũng như năm tới sẽ tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng tốt của ngành này.

Thứ 4, nhóm ngành vật liệu xây dựng được hưởng lợi từ việc tăng tốc các dự án

từ nay đến cuối năm. Trong nhóm ngành này, ngành xi măng, tình trạng dư cung dẫn đến cạnh tranh khốc liệt của các DN. Mặt khác, giá bán bị kiểm soát để kiềm chế lạm phát nên lợi nhuận của các DN sản xuất xi măng cũng khó đạt mức cao. Trong khi đó, ngành ống nhựa xây dựng đang có tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, giá cả vật liệu này lại phụ thuộc nhiều diễn biến giá hạt nhựa thế giới. Ngành thép dự đốn có mức tiêu thụ tăng mạnh trở lại trong quý IV, nhưng theo nhiều dự báo, giá thép đang có xu hướng giảm.

2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng1.1.1.10 Thế mạnh (Strength) 1.1.1.10 Thế mạnh (Strength)

 Hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu của chính phủ

Ngành vật liệu xây dựng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Phần nhiều trong số này được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích cầu của Chính phủ. Với nỗ lực khơi phục tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường đầu tư vào xây dựng từ khu vực tư nhân trong bối cảnh giá các loại NVLXD đã rơi xuống vùng hấp dẫn.

Cụ thể hơn, trong kế hoạch giải ngân của gói kích cầu thứ nhất, Chính phủ đã chủ trương ưu tiên ứng trước vốn dự toán ngân sách cho các lĩnh vực thiết yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi... là 3.400 tỷ đồng trên quy mơ 160.000 tỷ đồng (8 tỷ USD) của gói kích cầu. Ngồi ra, Chính phủ cũng đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên 64.000 tỷ đồng trong 2009 và yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư cơng.

 Những quyết tâm của Chính phủ và NHNN trong việc giảm mặt bằng lãi suất

(LS) huy động và cho vay

Nghị quyết 18 của Chính phủ về giảm mặt bằng LS kinh doanh đã được Thống đốc NHNN Việt Nam thơng qua để góp phần đạt mục tiêu kinh tế đề ra. Thống đốc cũng nêu rõ, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp (thông qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ) để điều tiết mặt bằng LS thị trường theo hướng giảm dần. Theo đó, Các ngân hàng thương mại lớn (Vietcombank, BIDV, Vietin bank, Agribank..) đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm. Đây là điều kiện rất tốt cho thị trường xây dựng sôi động trở lại và là yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam.

 Bước tiến mới trong công nghệ vật liệu xây dựng

Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25 - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hồn tồn gạch đất nung thủ công vào năm 2020.Với đầu ra nhiều tiềm năng và chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ, một số công ty đã mạnh dạn đầu tư nhập các dây chuyền sản xuất gạch bê tơng khí chưng áp. Trong thời gian gần đây, nhiều công ty công bố những dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch nhẹ khơng nung. Các dự án lớn có thể kể đến là dự án của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera (công suất 200.000 m3/năm), CTCP Sông Đà Cao Cường (200.000 m3/năm), CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An (100.000 m3/năm), mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng/100.000 m3. Đây rất có thể là những dự án mở đầu cho xu hướng mới của vật liệu xây trong nước. Tại các nước phát triển trên thế giới, vật liệu xây không nung chiếm khoảng 60% tổng số vật liệu xây dựng, con số này ở nước ta mới chỉ là 10%. Với những ưu điểm vượt trội của gạch không nung so với gạch nung truyền thống, có thể kỳ vọng vào một xu hướng mới của vật liệu xây trong nước và tiềm năng của những dự án mới, nhất là những dự án tiên phong.

1.1.1.11 Điểm yếu (Weakness)

 Xu hướng tăng giá nguyên liệu đầu vào như xi măng, điện, nước trong thời gian gần đây, đã làm gia tăng chi phí sản xuất và nâng giá thành sản phẩm.

 Chi tiêu mạnh từ ngân sách nhà nước khó có thể kéo dài, gói kích cầu chỉ có tác dụng tạm thời đưa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng và tăng trưởng. Cịn trong

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)