Chương 2 : PHÂN TÍCH NGÀNH
2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng
1.1.1.10 Thế mạnh (Strength)
Hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu của chính phủ
Ngành vật liệu xây dựng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Phần nhiều trong số này được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích cầu của Chính phủ. Với nỗ lực khơi phục tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường đầu tư vào xây dựng từ khu vực tư nhân trong bối cảnh giá các loại NVLXD đã rơi xuống vùng hấp dẫn.
Cụ thể hơn, trong kế hoạch giải ngân của gói kích cầu thứ nhất, Chính phủ đã chủ trương ưu tiên ứng trước vốn dự toán ngân sách cho các lĩnh vực thiết yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi... là 3.400 tỷ đồng trên quy mơ 160.000 tỷ đồng (8 tỷ USD) của gói kích cầu. Ngồi ra, Chính phủ cũng đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên 64.000 tỷ đồng trong 2009 và yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư cơng.
Những quyết tâm của Chính phủ và NHNN trong việc giảm mặt bằng lãi suất
(LS) huy động và cho vay
Nghị quyết 18 của Chính phủ về giảm mặt bằng LS kinh doanh đã được Thống đốc NHNN Việt Nam thơng qua để góp phần đạt mục tiêu kinh tế đề ra. Thống đốc cũng nêu rõ, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp (thông qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ) để điều tiết mặt bằng LS thị trường theo hướng giảm dần. Theo đó, Các ngân hàng thương mại lớn (Vietcombank, BIDV, Vietin bank, Agribank..) đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm. Đây là điều kiện rất tốt cho thị trường xây dựng sôi động trở lại và là yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam.
Bước tiến mới trong công nghệ vật liệu xây dựng
Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25 - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hồn tồn gạch đất nung thủ công vào năm 2020.Với đầu ra nhiều tiềm năng và chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ, một số công ty đã mạnh dạn đầu tư nhập các dây chuyền sản xuất gạch bê tơng khí chưng áp. Trong thời gian gần đây, nhiều công ty công bố những dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch nhẹ khơng nung. Các dự án lớn có thể kể đến là dự án của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera (công suất 200.000 m3/năm), CTCP Sông Đà Cao Cường (200.000 m3/năm), CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An (100.000 m3/năm), mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng/100.000 m3. Đây rất có thể là những dự án mở đầu cho xu hướng mới của vật liệu xây trong nước. Tại các nước phát triển trên thế giới, vật liệu xây không nung chiếm khoảng 60% tổng số vật liệu xây dựng, con số này ở nước ta mới chỉ là 10%. Với những ưu điểm vượt trội của gạch không nung so với gạch nung truyền thống, có thể kỳ vọng vào một xu hướng mới của vật liệu xây trong nước và tiềm năng của những dự án mới, nhất là những dự án tiên phong.
1.1.1.11 Điểm yếu (Weakness)
Xu hướng tăng giá nguyên liệu đầu vào như xi măng, điện, nước trong thời gian gần đây, đã làm gia tăng chi phí sản xuất và nâng giá thành sản phẩm.
Chi tiêu mạnh từ ngân sách nhà nước khó có thể kéo dài, gói kích cầu chỉ có tác dụng tạm thời đưa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng và tăng trưởng. Cịn trong tương lại, tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào nội lực của nền kinh tế.
Nhiều ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa và chịu cạnh tranh quyết liệt từ hàng ngoại nhập tràn vào. Theo thống kê
của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam năm 2009 là 105, với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn, ước tính sản xuất 50 triệu tấn. Tiêu thụ năm 2009 ước khoảng 44 - 45 triệu tấn, dự báo tiêu thụ xi măng trong năm 2010 tăng thêm 4 - 5 triệu tấn. Như vậy, nếu các nhà máy chạy hết cơng suất thì Việt Nam có thể dư thừa hơn 10 triệu tấn xi măng trong năm 2010. Thống kê của Hiệp hội Thép cho hay, nhu cầu thép cho giai đoạn 2009 - 2010 chỉ xấp xỉ 4 triệu tấn nhưng đến thời điểm này, tổng cơng suất đã lên tới 7 triệu tấn. Cịn gạch ốp lát, hiện cả nước có trên 60 doanh nghiệp sản xuất với tổng công suất lên tới gần 200 triệu m2/năm, nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 150 triệu m2/năm.
Tình trạng khủng hoảng thừa khiến nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới cả trong và ngồi nước… Tuy vậy, theo một cán bộ trong Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng trong 5 năm gần đây của Việt Nam chưa đạt tới con số 1 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp có quy mơ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu có nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi ở công đoạn gia công.
Bất cập trong xuất khẩu hàng vật liệu xây dựng.
Theo phân tích, suất đầu tư cho sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam quá cao, giá thành sản phẩm Việt Nam do đó thường cao hơn 15 - 20% so với mức trung bình trên thế giới. Cước vận chuyển và chi phí cho vận chuyển hàng vật liệu xây dựng tại Việt Nam cũng cao hơn so với nhiều nước. Trong khi đó, tính liên kết vẫn là điểm yếu muôn thuở của doanh nghiệp Việt Nam. Để cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp giảm giá bán ồ ạt, khiến cho phía Việt Nam thường gặp thiệt thịi khi đàm phán giá với đối tác nước ngoài.
1.1.1.12 Cơ hội (Opportunities)
Ngành vật liệu xây dựng thời gian qua đang tăng dần thị phần xuất khẩu vào
Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc và khu vực Trung Đông, Châu Phi...Các doanh nghiệp đã
xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết với đối tác nước ngồi để tiếp nhận cơng nghệ hiện đại, tận dụng thương hiệu nổi tiếng để thâm nhập và mở rộng thị trường. Ngoài việc chú trọng sản xuất những mặt hàng vật liệu tinh xảo để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng, các doanh nghiệp còn mạnh dạn thực hiện các phương thức kinh doanh dịch vụ xây dựng hợp lý, phù hợp với những nguyên tắc của WTO. Với những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu thì cơ hội xuất khẩu đang mở rộng đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Xuất khẩu được xem là một "cơn gió lành" giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ và quảng bá thương hiệu. Các thương hiệu quen thuộc như Đồng Tâm, Vigracera…chuyên sản xuất các sản phẩm viật liệu xây dựng cao cấp đã được thị trường thế giới biết đến.
Năm 2010, nền kinh tế trên con đường dần ổn định trở lại sau khủng hoảng
và bắt đầu đi lên. Các ngành liên quan cũng đã có những bước chuyển biến tích cực
làm động lực tác động mang lại cơ hội tốt cho ngành vật liệu xây dựng. Giá VLXD tăng liên tiếp trong những tháng gần đây
Thời điểm gần Tết như hiện nay là mùa cao điểm xây dựng, nhưng trên thị trường, chỉ hai mặt hàng xi măng và gạch nung tăng giá nhẹ, phần lớn các vật liệu xây dựng chủ chốt khác vẫn ổn định.
Theo ghi nhận của PV tại thị trường TPHCM, xi măng tăng giá khoảng 4%, gạch tăng giá khoảng 7% so với trước. Xi măng Hà Tiên 1 tăng giá 70.000 đồng lên 73.000 đồng/bao (bao 50 kg), xi măng Sao Mai tăng giá 69.000 đồng lên 70.000 đồng/bao.Trong khi gạch nung có giá hiện nay là 750 đồng/viên.
Chính sách ưu đãi của chính phủ
Theo báo cáo của CTCK Vincom, một số DN hoạt động trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng có liên quan trực tiếp đến những sản phẩm nhằm mục đích kích cầu như chung cư giá rẻ, nhà cho thuê, cơ sở hạ tầng và sẽ được hưởng lợi rất lớn từ gói kích cầu cũng như các ưu đãi của Chính phủ.
1.1.1.13 Thách thức ( Threat)
Đối với các công ty trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, một đặc điểm chung là các công ty sử dụng quá nhiều nợ, các sản phẩm của ngành này đều là các sản phẩm thâm dụng vốn. Hầu hết các công ty trong ngành này đều có tỷ số nợ trên tổng tài sản hơn 40%, như vậy là có xuất hiện vài rủi ro.
Nguồn nguyên vật liệu trong nước nghèo nàn, nếu có thì chất liệu kém, giá
thành sản phẩm làm ra lại cao và không đáp ứng được nhu cầu thị trường
Giá than và điện sẽ tăng trong năm 2010 và sẽ tạo thêm áp lực lên lợi nhuận
biên. Trong khi đó, để kìm hãm lạm phát, Chính phủ có thể sẽ khơng muốn tăng giá xi
măng. Thậm chí nếu giá bán được duyệt tăng, với thị phần của VICEM chỉ khoảng 37%, việc tăng giá bán của VICEM khi mà các đơn vị khác không tăng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các đơn vị thành viên.
Cạnh tranh năm 2010 sẽ rất khốc liệt, sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang xuất khẩu vật liệu xây dựng vào thị trường Việt Nam.Theo dự báo, sản lượng tiêu thụ sẽ tăng trưởng khoảng 10-11% so với năm 2009. Nguồn cung tăng lên sẽ làm tăng tính cạnh tranh, trong khi áp lực lạm phát sẽ làm các cơng ty khó tăng giá bán. Nhiều dự án lớn sẽ được hoàn thành năm 2010, cùng với những dự án đã đi vào hoạt động năm 2009 nhưng chưa đạt công suất thiết kế, nên cạnh tranh năm 2010 sẽ rất khốc liệt. Cạnh tranh mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận biên mà những cơng ty có dự án mới đi vào hoạt động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.