Phân tích tài chính cơng ty

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 56 - 61)

Chương 3 : PHÂN TÍCH CƠNG TY

3.2 Công ty cổ phần bêtông 62 0 Châu Thới

3.2.3 Phân tích tài chính cơng ty

Bảng 12 : Bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010 Năm 2009 Năm 2008

Tổng cộng tài sản 789,037 867,062 667,928 650,291 Tiền và các khoản tương đương tiền 52,649 52,287 31,77 9,772 Các khoản phải thu 196,204 213,268 244,999 258,264 Hàng tồn kho 157,595 193,493 77,842 139,133 Tổng cộng nguồn vốn 789,037 867,062 667,928 650,291 Nợ phải trả 408,492 426,300 273,389 321,407 Vốn chủ sở hữu 380,545 411,777 394,539 328,884

Nguồn: Báo cáo tài chính năm cơng ty Bêtơng 620 Châu Thới

Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy, tổng tài sản của công ty tăng qua các năm, điều này cho thấy quy mơ của cơng ty có sự tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản là do năm 2009 cơng ty có nhiều hợp đồng tham gia cung ứng bê tơng cơng trình lớn, các cơng trình này có thời gian hồn vốn dài nên trong ngắn hạn các khoản phải thu của công ty tăng lên cao dẫn đến sự tăng lên của tổng tài sản. Điều đáng chú ý là trong quý II, một lượng lớn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty đã được bán, điều này là nguyên nhân khiến tổng tài sản trong quý II năm 2010 có sự sụt giảm so với quý I.

Các khoản phải thu của cơng ty có xu hướng giảm trong khi hàng tồn kho có xu hướng tăng.

Nợ phải trả có xu hướng tăng lên trong những tháng đầu năm 2010. Như đã đề cập, năm 2009 việc cơng ty tham gia vào các cơng trình lớn nên bắt buộc phải tăng mua nguyên liệu đầu vào. Trong khi các khoản phải thu tăng lên đã tạo ra gánh nặng cho sự gia tăng của các khoản phải trả cho công ty. Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể hình dung, do cần phải có sản phẩm để bán thì cơng ty phải sản xuất, nên phải cần có nguyên nhiên liệu, nhưng do tiền bán hàng chưa thu được tức thì nên buộc cơng ty phải nợ các đơn vị bán nguyên nhiên liệu hoặc vay ngân hàng để bù đắp. Tuy khoản nợ phải trả tăng lên nhưng không phải là những khoản nợ xấu, trong thời gian có thể gọi là dài hạn thì khoản này có thể chắc chắn trả được dựa vào nguồn thu từ các cơng trình. Dự báo trong năm 2011 các khoản nợ phải trả sẽ được giải quyết vì các cơng trình nghiệm thu từ đầu năm 2009 đã bắt đầu đi vào hoạt động như dự án Đại lộ Đông Tây.

1.1.1.26 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Bảng 13 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010

Năm 2009

Năm 2008

Khả năng thanh toán tức thời 0,15 0,13 0,14 0,04

Khả năng thanh toán nhanh 1,23 1,03 1,27 1,16

Khả năng thanh toán hiện hành 1,19 1,6 1,61 1,75

Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn

Nhìn chung các chỉ số đều có xu hướng tăng năm sau so với năm trước đó. Chỉ số thanh tốn tức thời của cơng ty năm 2009 tăng 10% so với năm 2008 cho thấy khả năng đáp ứng tốt việc chuyển đổi tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh trong quý I năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng đã tăng lại trong năm quý II, cho thấy cơng ty có lượng tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao và có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh tốn nhanh các khoản nợ trong ngắn hạn.

 Nhóm các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động

Bảng 14 : Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010 Năm2009 Năm2008

Vòng quay Tổng tài sản 0,06 0,05 0,28 0,31

Vòng quay hàng tồn kho 0,95 0,7 5,64 4,05

Vòng quay khoản phải thu 0,78 0,51 2,98 3,62

Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn

Các chun gia tài chính cho rằng, tín hiệu để nhận ra một cơng ty thành cơng trong ngành vật liệu xây dựng chính là hiệu quả sử dụng tài sản của nó. Bởi nhìn chung thì có hai cách để có được lợi nhuận cao, đó là: có lợi nhuận biên tế cao hoặc có vịng quay tài sản cao. Do đó, các cơng ty có kết quả hoạt động tốt thường là những cơng ty tạo ra doanh số cao từ tài sản của chúng

Qua số liệu bảng trên cho ta thấy, vòng quay tổng tài sản và vòng quay khoản phải thu năm 2009 giảm so với năm 2008, trong khi đó vịng quay hàng tồn kho lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty không được cao lắm trong hai năm 2008 và 2009. Có hai nguyên nhân lý giải vấn đề này.

Thứ nhất, trong năm, công ty đã trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi và dự

phịng bảo hành cơng trình với tổng số tiền là 48 tỷ VND làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

Thứ hai, tháng 10 năm 2009, công ty cổ phần 620 Châu Thới Long An đã giải thể

theo quyết định số 62/QĐ-HĐQT-BT620 ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Hội đồng quản trị và thông báo số 321/TB-ĐKKD ngày 21 tháng 10 năm 2009 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An.

 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi

Bảng 15 : Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu Q2 2010 Q1 2010 Năm 2009 Năm 2008

EPS (đồng) 8.783 9.223 8.003 2.944

ROA 1% 3% 12% 6%

ROE 2% 5% 20% 11%

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 5% 19% 14% 6%

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 4% 14% 11% 4%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn

EPS của BT6 tăng khá nhanh trong hai năm 2008 và 2009, tăng gần 3 lần . Tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì trong quý I năm 2010. Điều này cho thấy sức hấp của BT6 đối với nhà đầu tư vì EPS là yếu tố chính chi phối thị giá của trái phiếu, nó cũng chỉ ra được số thu nhập mà cổ đông được hưởng.

Cả ROA và ROE của BT6 năm 2009 đều tăng so với năm 2008. Điều này được lý giải là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 các dự án lớn của công ty bắt đầu hồn vốn, khi đó tất yếu là doanh thu của cơng ty sẽ tăng và lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng theo. Như đã đề cập, cổ phiếu BT6 là cố phiếu thích hợp cho chiến lược đầu tư trung dài hạn, do đó với dự báo trên, chúng ta có quyền tin tưởng vào tính ổn định và lợi nhuận của cố phiếu này.

3.2.4 Triển vọng tăng trưởng của cơng ty

Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp duy trì kinh tế, trong đó có quyết tâm lớn trong việc kích cầu đầu tư xây dựng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông.

BT6 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ghép cấu kiện và bê tông đúc sẵn; sản

xuất vật liệu xây dựng, xây dựng cơng trình giao thơng; xây dựng cơng nghiệp, dân dụng… BT6 có lợi thế độc quyền về cung cấp một số sản phẩm - đặc biệt là các loại dầm cầu lớn bằng bê tông ứng suất trước - đáp ứng nhu cầu xây dựng cầu đường vốn tăng rất nhanh trong những năm gần đây. .

Công ty sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế này bằng cách đầu tư thêm dây chuyền và thiết bị sản xuất cọc ống để tạo ra một loại sản phẩm mới khác mà hiện tại ở Việt Nam ngồi Cơng ty Bê tơng 620 ra khơng có cơng ty nào sản xuất được, nhằm tham gia mạnh hơn vào thị trường cung cấp các loại bê tông theo yêu cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao cho các cơng trình lớn.

Tại Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trọng tâm là khởi cơng xây dựng tuyến cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây, Tp HCM - Biên Hoà và mở rộng quốc lộ 51. Bên cạnh đó, Ngân sách thành phố tiếp tục đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ các cơng trình địn bẩy (Khu đơ thị mới Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao, Khu đô thị cảng HIệp Phước, dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngồi, tuyến Mêtro Bến Thành - Suối tiên, xa lộ Hà Nội mở rộng, chương trìng chống gập nước). Những yếu tố này mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành và cho công ty

Nguồn lực của Công ty đảm bảo thực hiện các cơng trình lớn với u cầu kĩ thuật cao, chất lượng nghiêm ngặt, an toàn và đúng tiến độ.

Chiến lược phát triển lâu dài của công ty vẫn là sản xuất bêtông và sản xuất các vật liệu xây dựng, thi công xây lắp cùng với việc mở rộng khai thác lĩnh vực công nghiệp và dân dụng

Chúng tôi cho rằng, BT6 với thế mạnh là doanh nghiệp uy tín, nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng với nhiều dự án lớn, khả năng phát triển của công ty trong thời gian tới sẽ ổn định và khá bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 56 - 61)