Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 47)

Chương 3 : PHÂN TÍCH CƠNG TY

3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

3.1.3 Phân tích tài chính

1.1.1.19 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm Bảng 6 : Tài sản và nguồn vốn qua các năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 975.650 913.700 989.290 867.306 997.928 Vốn chủ sở hữu 290.486 477.774 595.656 544.996 671.638 Vốn điều lệ 200.801 260.000 300.000 300.000 300.000

Nguồn: tổng hợp từ bảng cân đối kế toán qua các năm

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, tổng tài sản cũng như nguồn vốn của LSS tăng dần qua các năm, nhất là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, do vậy khả năng độc lập về mặt tài chính của cơng ty rất lớn.

Riêng năm 2009 cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2008

Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản

% 58,63 42,52

Tài sản dài hạn/

tổng tài sản % 41,37 57,48

Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/ tổng

nguồn vốn % 29,03 31,83

Nguồn vốn CSH/

tổng nguồn vốn % 67,30 62,84

Nguồn: báo cáo thường niên Lasuco năm 2009

Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 là 672 tỷ đồng chiếm 67,30% tổng nguồn vốn, so với tài sản dài hạn là 413 tỷ đồng gấp 1,63 lần. Điều này một lần nữa khẳng định rằng công ty độc lập cao về tài chính, khơng bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho các tài sản dài hạn

Nợ phải trả của công ty năm 2009 là 290 tỷ đồng chiếm 29,03% tổng nguồn vốn; hệ số nợ phải trả từ 31,83% ( năm 2008) xuống còn 29,03% ( năm 2009) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên công ty đã trả dần những khoản nợ vay ( ngắn hạn, dài hạn). Có thể nói cơng ty đã xử lý tốt các khoản nợ của mình và hồn tồn chủ động về tài chính.

Có được những kết quả trên là do hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm ngày một tăng lên, các vùng nguyên liệu vốn là thế mạnh của công ty được đầu tư, tổ chức lại một cách bền vững và hiệu quả hơn thơng qua chương trình “ Cây mía hạt đường Lam Sơn” năm 2009. Cơng ty đã tiến hành tổ chức tái cấu trúc lại bộ máy tổ chức, bộ máy quản trị doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ người lao động, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. CBCNV nâng cao ý thức trách nhiệm, kết quả SXKD của năm 2009 cũng như hiệu quả sản xuất chế biến tại Nhà máy đạt được thành quả cao nhất từ trước đến nay

3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.53 2.34 2.89 3.14 3.45 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.03 2.27 2.02 1.84 2.20 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.11 0.62 0.92 0.30 1.07

Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất Khả năng thanh toán hiện hành là 1 chỉ tiêu đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh tốn hiện hành q cao cũng khơng ln là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đối

với công ty LSS, các chỉ số biến động không lớn, ở một mức chấp nhận được( thấp nhất là 1.53 năm 2005, cao nhất là 3.45 năm 2009), điều này khá là hợp lý, chứng tỏ trong các năm gần đây LSS được các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Ngành mía đường có đặc trưng nguyên liệu là chủ yếu, do vậy yếu tố tài sản lưu động cao, nhưng chỉ số khả năng thanh toán hiện hành ổn định xoay quanh 2-3 như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn toàn chủ động sử dụng tài sản của mình, khơng q lệ thuộc vào nhóm tài sản lưu động

Khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính tốn. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Các loại tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt, tiền gửi thanh tốn, giấy tờ có giá... Khả năng thanh tốn nhanh của LSS tăng dần qua các năm, như vậy LSS sẽ rất được ưa chuộng, bởi vì khi cần thiết nó có thể thanh tốn nhanh hơn.

Tóm lại: khả năng thanh khoản của LSS được đánh giá ở mức trung bình dựa trên sự cân nhắc giữa giá trị giao dịch thường xuyên trong quan hệ với mức vốn hóa thị trường.

 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi

Bảng 9: Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

EPS 3.759 3.043 3.187 2.456 5.534

ROA 7,16 6,94 10,09 8,41 16,37

ROE 24,01 13,27 14,69 13,38 24,32

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty các năm đã qua kiểm toán

Trong các năm trở lại đây, doanh thu tăng trưởng tốt, mặc dù niên vụ mía đường 2008/2009 gặp nhiều khó khăn nhưng những thuận lợi của niên vụ trước đó đã giúp doanh thu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng, gần 19%.

Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế hay sau thuế của LSS đều rất khả quan. Cụ thể, Lasuco đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt hơn 539 tỷ đồng và gần 195 tỷ đồng. Dưới đây là kế hoạch kinh doanh của LASUCO 2010 và thực hiện kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2010.

Bảng 10 : Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO

Nguồn:CTCKArtex

. Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu của Lasuco khơng có nhiều đột biến khi chỉ đạt 47,16% kế hoạch và giảm 13,68% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy vậy, lợi nhuận của Lasuco khá khả quan do được lợi từ việc tăng giá đường và có nguồn dự trữ lớn với giá rẻ. Lợi nhuận trước thuế của công ty đã đạt được gần 78% kế hoạch năm, tăng 90,2% so với cùng kỳ.

Các chỉ số ROA, ROE của LSS đều có mức tăng trưởng tốt cho thấy hiệu quả quản lý của công ty ngày càng được cải thiện. Hệ số nợ trên tài sản chỉ ở mức khoảng 30% và tỷ suất thanh toán ở mức > 2 cho thấy cơng ty có sức khỏe tài chính tốt.

EPS 4 quý gần nhất của công ty đạt 7.686 đồng/cổ phiếu khiến hệ số P/E của cơng ty chỉ cịn 4,58, khá hấp dẫn so với cổ phiếu của các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như so với các cổ phiếu khác đang niêm yết trên thị trường

Tóm lại: dựa trên các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính của Lasuco, nhìn chung ta thấy khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Các chỉ số kinh doanh cho thấy khả năng thanh toán của những doanh nghiệp này được cải thiện, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt cũng khá tốt. Một điều đáng chú ý là đầu tư tài chính của cơng ty chiếm 26% tổng tài sản, tỷ lệ này khá cao so với qui mơ của cơng ty. Những khoản trích lập dự phịng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của cơng ty.

3.1.4 Triển vọng tăng trưởng của cơng ty

Có lợi thế hoạt động trong ngành đường là ngành cung không đáp ứng được cầu, ngành mía đường nói chung và Lasuco nói riêng vẫn có cơ hội tăng trưởng .Nhưng đây là ngành khơng ổn định vì phụ thuộc nhiều vào giá đường thế giới và sản lượng

trong nước. Tuy nhiên hiện tại và thời gian tới ngành đường vẫn đang hưởng lợi từ việc giá đường tăng. Với kết quả kinh doanh tốt, Lasuco đáng được quan tâm thời gian này. Đây không phải là cổ phiếu đầu tư lâu dài mà dựa trên cơ sở diễn biến giá đường.

Lasuco còn được nằm trong bảng xếp hạng 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán( theo xếp hạng của CIC-tổ chức xếp hạng tín dụng cơng duy nhất tại Việt Nam). Điều này càng chứng tỏ trong tương lai khả năng tăng trưởng của cơng ty vẫn cịn rất cao.

Hơn nữa, Lasuco có khoản đầu tư tài chính lớn từ nhiều năm trước, hiện tại công ty đang thanh lý các khoản đầu tư này. Tuy không lãi nhưng sẽ mang về một khoản tiền lớn, càng chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm một điều đáng cân nhắc nữa, Lasuco đang tăng cường vốn đầu tư vào lĩnh vực khác như:

- Đầu tư vào nhà máy rượu vodka với cơng suất 10 triệu lít/ năm, dự kiến thi cơng vào 2010 và hồn thành 2011 với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD.

- Đầu tư vào khách sạn đa năng Lam Sơn 4 sao ở Sầm Sơn với tổng giá trị 60 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai vào dịp khai trương mùa du lịch Sầm Sơn 2011, mỗi năm, khách sạn đa năng Sầm Sơn sẽ mang lại khoản doanh thu vài trăm tỷ đồng.

Lasuco có kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 300 lên 400 - 450 tỷ đồng bằng việc chia thưởng và huy động vốn cho các dự án bằng việc phát hành thêm. Với những dự án và kế hoạch trên nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu LSS trong tương lai.

3.2 Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới

(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE)

Trong các phân ngành của ngành vật liệu xây dựng, nhóm chúng tơi đã chọn phân ngành bê tơng. Đây là ngành mang đầy đủ các đặc điểm của ngành vật liệu xây dựng đã phân tích ở trên. Để có quyết định đúng đắn nên chọn cổ phiếu nào, nhóm chúng tôi đã thực hiện so sánh giữa các cổ phiếu trong ngành theo các tiêu chí ở bảng sau:

Bảng 11: Thống kê cổ phiếu ngành bê tông trên sàn HOSE (năm 2010)

STT Mã CK

Vốn thị trường

(tỷ) EPS P/E ROA ROE

1 BHC 55 1816 6.8 4% 15% 2 BT6 770 8783 8 12% 25% 3 DID 87 2582 6.9 6% 20% 4 HCC 126 5572 8 17% 28% 5 TDC 490 2114 11.6 4% 14% 6 XMC 312 6411 5.2 5% 28% Trung bình ngành 1840 4546 7.8 8% 21.7%

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng, lợi nhuận trên cổ phiếu của cổ phiếu BT6 cao hơn mức trung bình ngành rất nhiều (gấp gần 2 lần) và cao hơn hầu hết các cơng ty cịn lại. Bên cạnh đó thi P/E ở mức trung bình, tuy nhiên nếu so sánh với các cổ phiếu cịn lại thì P/E của cố phiếu BT6 đều cao hơn hầu hết các cổ phiếu cịn lại. Mức ROA và ROE có thể nói là tạm chấp nhận với dịng cổ phiếu địi hỏi tính ổn định. Xét về vốn hố thị trường thì có thể thấy ưu thế vượt trội của BT6 so với các cổ phiểu cịn lại khi BT6 có vốn hố thị trường lên tới 770 tỷ.

Chính vì những lý do đó chúng tơi quyết định chọn cổ phiếu BT6 cho chiến lược đầu tư trung dài hạn của mình.

3.2.1 Giới thiệu chung về công ty

Công Ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới được thành lập từ năm 1958 bởi tập đoàn RMK của Hoa Kỳ với tên gọi ban đầu “Công trường Đúc Đà Bê tông tiền áp Châu Thới”, qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển, các sản phẩm dầm bê tông đúc sẵn, cọc ống bê tông, cọc ván bê tông... của Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho các cơng trình trọng điểm có quy mơ lớn, mà yêu cầu chất lượng cao như cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông - Tây, cầu Mỹ Thuận, sân bay Tân Sơn Nhất, hầm đường bộ Hải Vân...

 Lĩnh vực kinh doanh

Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của cơng ty là: - Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn

- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng

- Gia cơng, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí

- Xây dựng các cơng trình giao thơng cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng. - Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi cơng nền móng cơng trình.

- Xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng

- Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng - Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng

Sản phẩm mũi nhọn của Công ty là những sản phẩm bê tơng địi hỏi trình độ cơng nghệ, kỹ thuật và kỹ năng cao như dầm Super T, cọc ván bê tơng dự ứng lực cho cơng trình kè sơng, biển; cọc ống thép bê tơng cho các cơng trình đường ống dẫn dầu, khí dưới biển, sàn bê tơng đúc sẵn cho cơng trình nhà cao tầng...

Đây là những sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư lớn, kinh nghiệm cao nên hiện nay trên thị trường Việt Nam rất ít doanh nghiệp tham gia sản xuất. Các nhà thầu lớn hiện nay như Bauderstone Hornibrook Engineering (Úc), Bilfinger Berger, Freyssinet, Taisei, Kajima khi thi cơng các cơng trình đều yên tâm lựa chọn sản phẩm bê tông của Bê tông 620.

Khơng chỉ là một thương hiệu có uy tín hiện nắm giữ phần lớn thị phần các sản phẩm bê tông đúc sẵn, Bê tông 620 Châu Thới những năm qua cũng đã tạo thêm niềm tin cho khách hàng khi tham gia vào mảng xây dựng dân dụng. Việc tham gia vào một số dự án khu dân cư, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại - mở đầu là cơng trình đảo Kim Cương tạo được dấu ấn quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của BT6.

 Các dự án lớn

Các cơng trình lớn BT6 đã thực hiện là: Đại lộ Đông Tây, Cầu Phú Mỹ, Cầu Cần Thơ, các dự án lớn sẽ được triển khai như: Tuyến Phú Mỹ – Cát Lái, Tuyến Long Thành – Dầu Dây, Cầu Bình Lợi...

 Nguồn lực tài chính

Hoạt động theo mơ hình CTCP từ năm 2000 với số vốn điều lệ là 58,8 tỷ đồng, Bê tông 620 Châu Thới là doanh nghiệp XDCB đầu tiêu của ngành GTVT tiến hành CPH và nhanh chóng có tác dụng mở đường cho các doanh nghiệp khác tin tưởng vào chủ trương đổi mới, sắp xếp DNNN Chính phủ, ngành GTVT. Việc CPH đã giúp cơng ty có điều kiện tiếp cận kênh huy động vốn hữu hiệu qua đó mở rộng sản xuất và mã chứng khoán BT6 sớm niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2002.

Từ quy mô vốn điều lệ 58,8 tỷ đồng, sau 3 lần tăng vốn vào các năm 2001, 2006, 2007, Bê tơng 620 Châu Thới hiện có số vốn điều lệ lên tới 109.978.500.000 đồng. Doanh thu từ 133,8 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 748,8 tỷ đồng vào năm 2009, mức doanh thu ở top trên so với các DN XDCB cùng ngành hiện nay.

Cho dù năm 2009 cả thế giới chịu ảnh hưởng suy toái kinh tế, nhiều dự án thiếu vốn kịp thời, nhưng lợi nhuận trước thuế của Bê tông 620 Châu Thới vẫn tăng trưởng tốt ở mức 105,1 tỷ đồng, vượt 228% so với kế hoạch.

 Nguồn nhân lực: Cơng ty có bộ phân chuyên trách về công tác đào tạo. Tất cả những lao đông đến làm việc tại công ty đều được công ty đào tạo ban đầu, và hằng năm, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh doanh các đơn vị xí nghiệp, đội thi công và xây dựng lập phiếu tập hợp nhu cầu đào tạo sẽ được công ty lập kết hoạch đào tạo của năm và triển khai 6 tháng một lần. Tổ chức đánh giá chất lượng ISO - QUACERT - sẽ tiến hành kiểm tra việc đào tạo của công ty theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 47)