Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 29 - 30)

Chương 2 : PHÂN TÍCH NGÀNH

2.2 Ngành mía đường

2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay

Theo tính tốn của bộ Cơng thương, bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn từ 2005 – 2010, sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng từ con số 1 triệu lên 1,5 triệu tấn. Và, thực tế nhu cầu tiêu thụ đường năm nay đạt ngưỡng 1,5 triệu tấn đúng như dự báo. Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904 nghìn tấn, tỉ lệ phát huy cơng suất bình quân đạt 61,5%.

Tính đến 24/10/2010 đã có 4 trong tổng số 5 cơng ty mía đường đang niêm yết cơng bố kết quả kinh doanh 3 quý vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010. Cụ thể: BHS – CTCP Đường Biên Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt kế hoạch 20 tỷ đồng, tương đương 25%.

NHS – CTCP Đường Ninh Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 79.4 tỷ đồng lợi nhuận sau

thuế (LNST), tương đương 133.53% kế hoạch cả năm.

SBT – CTCP Mía đường Bourbon Tây Ninh: LNST 9 tháng đạt hơn 262 tỷ đồng,

vượt hơn 2 tỷ đồng so với kế hoạch năm.

SEC – CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai: LNST 9 tháng đạt 55.08 tỷ đồng,

trong khi kế hoạch LNST cả năm là 55 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một diễn biến rất đáng lưu tâm đối với ngành mía đường là giá cả sản phẩm đường. Diễn biến của giá đường kể từ năm 2009 có những biến động bất thường. Trên thế giới, giá đuờng cuối năm 2009 đạt 900 USD/ tấn, đến tháng 3/2010 thì đột ngột giảm cịn 470 USD/ tấn , nhiều cơng ty chưa kip nhập khẩu thì giá đã đột ngột tăng trở lại 800 USD/ tấn vào tháng 7/2010.

Giá đường của Việt Nam trong những năm gần đây cũng ở mức khá cao.Mía- nguyên liệu chính của ngành đường hiện nay được trồng chủ yếu tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ với xu hướng thu hẹp dần về diện tích. Bình qn, diện tích trồng mía cả nước giảm 1,13%/năm. Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía

khơng có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đã tác động quyết định trồng hay không trồng của nơng dân. Rất nhiều diện tích trồng mía đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu cơng nghiệp. Và chính diện tích thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2009, hầu hết các khu vực đều giảm sản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đơng Nam Bộ, sản lượng giảm tới 33,9%. Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức ép về thiếu nguyên liệu, cung về sản phẩm đường khơng bù đắp đủ nhu cầu, từ đó kéo theo giá cả tăng mạnh.

Biểu đồ 5 : Xu hướng giá đường

Nguồn:

Một phần của tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán quản trị danh mục đầu tư (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)