Kết quả học tập năm học 2011-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở thái thịnh, đống đa, hà nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Trang 71)

LỚP Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6 312 156 50,0 106 34,0 38 12,2 12 3,8 0 0,0 7 254 120 47,2 90 35,4 37 14,6 7 2,8 0 0,0 8 240 102 42,5 75 31,3 46 19,2 16 6,7 1 0,4 9 248 139 56,0 85 34,3 24 9,7 0 0,0 0 0,0 Toàn cấp 1054 517 49,1 356 33,8 145 13,8 35 3,3 1 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 trường THCS Thái Thịnh) 2.3.3.2. Quản lí hoạt động học của học sinh trong giờ ngoại khóa

Các buổi học chiều đối với 8,9; buổi sáng đối với khối 6, 7 nhà trường tổ chức cho giáo viên kèm cặp , bồi dưỡng thêm cho học sinh 3 buổi/ tuần; mỗi buổi học 2 tiết. Việc quản lí hoạt động này được thực hiện nghiêm túc :

- Trong các b̉i dạy , nhà trường có cán bộ đi kiểm tra về số lượng học sinh và nội dung giảng d ạy.

Trong các buổi học này , học sinh học tập không thực sự hứng thú như các buổi học chính vì hình thức tổ chức dạy học của các buổi học này là hình thức luyện tập bài cũ. Đối với học sinh khá , giỏi thì các em có hào hứng hơn.

Tuy nhiên , việc dạy học trong các giờ học ngoại đã giúp nhà trường hình thành được các đội tuyển thi học sinh giỏi . Các đội tuyển này đã mang về cho nhà trường nhiều thành tích cao .

Bảng 2.10. Thành tích thi học sinh giỏi các cấp

Năm học Số giải

CẤP QUẬN CẤP THÀNH PHỐ

Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK

2010-2011 40 2 4 8 17 0 4 2 1

2011-2012 39 0 4 14 12 0 2 4 3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011; 2011-2012 trường THCS Thái Thịnh)

2.3.4. Thực trạng về quản lý qui trình ra đề, kiểm tra, đánh giá học sinh

Nhà trường thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh năm học 2010- 2011 trở về trước theo Thông tư 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006. Từ năm học 2011-2012 thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT –BGDĐT ban hành ngày 12/12/2011.

- Đối với việc ra đề:

+ Các đề kiểm tra thường xuyên 15 phút, 45 phút nhà trường phân công cho nhóm trưởng các nhóm phụ trách ra đề , tiến hành kiểm tra. Riêng đề kiểm tra 45 phút các mơn Tốn, Văn nhóm trưởng phân công 3 người ra 3 đề, nhóm trường cùng phó hiệu trưởng chuyên duyệt và cấu tạo lại đề , tiến hành kiểm tra chung theo khối cùng một tiết .

+ Các đề kiểm tr a học kỳ : Mỗi nhóm chuyên môn ra 2 đề, ban giám hiệu nhà trường lựa chọn 1 đề để kiểm tra cho học sinh .

Việc ra đề kiểm tra của giáo viên được thực hiện theo cấu trúc tự trong nhóm thơng nhất với nhau . Phân điểm cho các câu h ỏi cũng chỉ mang tính ước lượng. Chính vì điều này nê n bậc mục tiêu của chuẩn KT , KN chưa được chú ý đến.

- Đối với việc chấm chữa và ghi lại thông tin:

Theo qui định của Bộ GD &ĐT, các bài kiểm tra 15 phút, giáo viên chấm trả sau 1 tuần, các bài kiểm tra 45 phút giáo viên chấm chữa sau 1 tuần. Việc thực hiện qui chế chấm trả bài của giáo viên diễn ra nghiêm túc , đúng qui định. Trong mỗi bài kiểm tra từ 45 phút trở lên, giáo viên có nhận xét , tuy nhiên những nhận xét này chưa cụ thể vì chỉ đánh giá Tốt , Khá…

Việc thống kê điểm kiểm tra 45 phút được các nhóm thực hiện tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên những số liệu này lại được xử lí không kịp thời và việc rút kinh nghiệm không được giáo viên thực hiện. Chính điều này làm cho việc thực hiện qui trình dạy học của giáo viên theo chuẩn KT, KN không được đảm bảo.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội theo chuẩn KT, KN bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu xin ý kiến 61 giáo viên, phỏng vấn GV 5 tổ chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tác giả thấy rằng:

- Về nhận thức của cán bộ giáo viên về dạy học theo chuẩn KT, KN là chưa cao. 83% số người được xin ý kiến cho rằng việc DH theo chuẩn KT, KN ảnh hưởng ít đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Về vấn đề thực hiện qui trình dạy học theo chuẩn KT, KN:

+ Ở bước chuẩn bị, GV chưa có những điều tra về nhu cầu của người học; việc xác định mục tiêu của bài học hoàn toàn như hướng dẫn của SGV, chưa quan tâm tới xác định mục tiêu theo chuẩn KT, KN

+ Ở bước thực thi, GV xây dựng KHDH chưa theo một mẫu thống nhất; PPDH chưa thực sự đổi mới; hồ sơ môn học chưa đủ yêu cầu của dạy học theo chuẩn KT, KN.

+ Ở bước đánh giá, cải tiến: GV có sổ ghi chép những nhận xét giờ dạy của mình, chưa có những ghi chép thông tin phản hồi ngược từ học sinh.

- Về vấn đề quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn KT, KN:

+ Hiệu quả của công tác bồi dưỡng GV dạy học theo chuẩn KT, KN chưa cao.

+ Việc quản lý hoạt động dạy của GV theo chuẩn KT, KN chưa thực sự rõ nét: Chưa thiết kế được các mẫu KHDH, đề KTDG, hồ sơ môn học theo chuẩn KT, KN; thang đánh giá giờ dạy của GV theo chuẩn KT, KN chưa phù hợp;

- Về vấn đề quản lý hoạt động học của HS theo chuẩn KT, KN: Chưa có mẫu khảo sát nhu cầu của người học; chưa thực hiện việc DH phân hóa đối tượng học sinh.

- Về vấn đề quản lý qui trình ra đề KTĐG: Nhà trường đã có sự phân cấp về việc ra để từ đề kiểm tra thường xuyên đến đề kiểm tra học kỳ, tuy nhiên việc ra đề chưa theo qui trình của ra đề KTĐG theo chuẩn KT, KN; các số liệu về kết quả KTĐG chưa được xử lí kịp thời.

Ngun nhân chính của những tồn tại trên có thể chỉ ra là: cán bộ, giáo viên của nhà trường chưa được trang bị những kiến thức một cách bài bản về dạy học theo chuẩn KT, KN cũng như những bất cập về trong các qui định của ngành giáo dục. Chính vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp nhằm quản lí hoạt động dạy học tại trường THCS Thái Thịnh theo chuẩn KT, KN. Chương 3 sẽ đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội theo chuẩn KT, KN.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÁI THỊNH, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Tính thực tiễn

Việc đề xuất biện pháp quản lí cần phải chú trọng đến tình hình cụ thể của địa bàn triển khai, phải thiết thực, trọng tâm và tồn diện để tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động dạy học.

Biện pháp được đề xuất phải dựa vào cơ sở pháp lí để tạo nên sự thống nhất trong tổ chức, đảm bảo sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục.

3.1.2. Tính kế thừa

Kế thừa là “Được thừa hưởng và tiếp tục xây đắp ngày một hơn” [38, Tr. 878]. Để xây dựng một biện pháp cần phải quan tâm đến cái hiện có, phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, phần nào tốt thì cần giữ gìn phát huy, phần nào khơng phù hợp thì phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Nguyên tắc kế thừa là cần thiết, nó thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp được đề xuất cũng phải phát huy những tiềm năng vốn có của nhà trường, xã hội.

3.1.3. Tính đồng bộ

Mục tiêu của quản lí HĐGD là nâng cao chất lượng dạy học, phải tạo ra những sản phẩm tốt nhất được phụ huynh và xã hội cơng nhận. Điều đó khơng phải là đơn giản vì vậy các biện pháp phải đồng bộ và có mối tương quan với nhau, hỗ trợ nhau. Tuy nhiên cũng có biện pháp chủ đạo, biện pháp hỗ trợ nhưng cũng không thể coi trọng biện pháp này, xem nhẹ biện pháp

khác. Người quản lí phải đưa ra các biện pháp theo chủ định của mình và có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đồng bộ để đảm bảo tính hệ thống.

3.1.4. Tính hiệu quả

Hiệu quả của các biện pháp được đề xuất được đánh giá bằng tác dụng của các biện pháp này với việc giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong cơng tác quản lí HĐGD. Một biện pháp được coi là có hiệu quả khi biện pháp đó được triển khai và đạt kết quả như dự kiến và trong đó chi phí ít nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất; biện pháp giải quyết được vấn đề tồn tại mà không làm nảy sinh thêm vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.

Như vậy cần phải căn cứ vào 4 nguyên tắc cơ bản trên đây để xây dựng các biện pháp quản lí HĐGD nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Khi sử dụng các biện pháp cần phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Dựa trên kết quả điều tra thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội theo chuẩn KT, KN tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý điều chỉnh các hạn chế đã xác định ở chương 2.

3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trọng của dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

3.2.1.1. Mục tiêu

- Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý , giáo viên về tầm quan trọng của dạy học theo chuẩn KT , KN.

- Bồi dưỡng cho GV một số kĩ năng để thực hiện d ạy học theo chuẩn KT , KN như: Cách xác định mục tiêu bài học , môn học ; lựa chọn nội dung , phương pháp dạy học; ra đề kiểm tra ....

3.2.1.2. Nội dung và hình thức

- Phở biến lại chương trình GDPT ( Bộ GD&ĐT ban hành ngày 5/5/2006, theo quyết định số 16/ 2006/QĐ – BGDĐT), từ đó nâng cao sự hiểu biết và tầm quan trọng của dạy học theo chuẩn KT , KN đến từng cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường .

- Hướng dẫn giáo viên vận dụng chuẩ n KT , KN để xây dựng mục tiêu bài học, môn học.

- Hướng dẫn giáo viên vận dụng chuẩn KT , KN để lựa chọn nội dung , phương pháp và hình thức tổ chức dạy học .

- Hướng dẫn giáo viên vận dụng chuẩn KT, KN để ra đề kiểm tra đánh giá. Hình thức:

- Cử cán bộ , giáo viên tham gia các lớp tập huấn do phịng , sở, bợ GD&ĐT tổ chức.

- Nhà trường mời chuyên gia về trường tập huấn cho cán bộ , giáo viên. - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự học , tự nghiên cứu tài liệu .

3.2.1.3 .Tổ chức thực hiện

- Cấp trường:

+ Tổ chức cho cán bộ quản lí , tổ trưởng chuyên môn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về dạy học theo chuẩn KT , KN do phịng, sở GD &ĐT tở chức. Vai trò của lực lượng n ày là vô cùng quan trọng . Nhận thức của lực lượng này tác động lớn nhất đến quá trình dạy học và QL hoạt động dạy học theo chuẩn KT, KN.

+ Mời chuyên gia bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng dạy học theo chuẩn KT, KN.

+ Tổ chức thảo luận về dạy học theo chuẩn KT, KN 1 lần/tháng.

+ Mỗi cán bộ quản lí trong Ban giám hiệu dự tối hiểu 8 buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ trong một học kỳ (mỗi tổ 2 lần trong một học kỳ), đặc biệt có cách nghe phản hồi khách quan từ GV và HS.

+ Tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên trao đổi , truyền đạt đến các giáo viên trong tổ mình về tầm quan trọng trong dạy học theo chuẩn KT ,KN.

+ Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ nhóm để thời gian chính trong sinh hoạt tổ nhó m là bàn bạc , trao đởi về mục tiêu các bài học , môn học, lựa chọn phương pháp dạy học , ra đề kiểm tra... theo chuẩn KT, KN.

+ Phân chia thời gian sinh hoạt chuyên môn trong một tháng cụ: Mỗi tuần một buổi sinh hoạt chun mơn, trong đó:

Tuần 1: Triển khai hoạt động tháng

Tuần 2: Các nhóm sinh hoạt chun mơn, thảo luận các vấn đề về dạy học theo chuẩn KT, KN.

Tuần 3: Thực hiện các chuyên đề đã thảo luận. Tuần 4: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Đối với giáo viên :

+ Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do nhà trường cử đi và các lớp tập huấn tại trường .

+ Thực hiện tốt việc đổi mới trong soạn giáo án , lựa chọn nội dung , phương pháp dạy học ... theo chuẩn KT, KN.

+ Tích cực tham gia các buổi thảo luận về dạy học theo chuẩn KT, KN tại trường và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

+ Tăng cường học hỏi , tự bồi dưỡng các kỹ năng dạy học theo chuẩn KT, KN.

+ Chú ý trao đổi với HS và có biện pháp đánh giá, giúp HS điều chỉnh phương pháp và kết quả học tập.

3.2.2. Bồi dưỡng giáo viên thực hiện qui trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

3.2.2.1 Mục tiêu

- Từng bước đổi mới toàn diện 3 bước của qui trình dạy học theo chuẩn KT, KN.

- Quản lí hoạt động dạy học theo c huẩn KT, KN.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện 3 bước của qui trình dạy học theo chuẩn KT, KN (Theo tác giả Nguyễn Đức Chính [17])

(i) Bời dưỡng cho giáo viên thực hiện tốt bước chuẩn bị của qui trình dạy học:

+ Bồi dưỡng cho giáo viên cách phân tích nhu cầu như : mới quan hệ của mơn học mình dạy với các mơn học khác ; cách tìm hiểu thơng tin người học để xác định nội dung và phương pháp .

+ Bồi dưỡng cho giáo v iên về việc xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn KT, KN. Có thể nói rằng đây là một trong những kỹ năng mà giáo viên trẻ của nhà trường đang yếu nhất . Thông thường giáo viên xác định mục tiêu dạy học rất qua loa, đại khái.

+ Bồi dưỡng cho giáo viên cách lập kế hoạch dạy học theo chuẩn KT-KN. (ii) Bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện việc thực thi qui trình dạy học : + Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng soạn giáo án theo chuẩn KT , KN: xác định mục tiêu chi tiết tới từng đơn vị kiến thức ; kỹ năng, thái độ đạt được của HS, lựa chọn hình thức hình thức tổ chức DH, PPDH, TBDH.

+ Bồi dưỡng cho giáo viên cách l ập hồ sơ môn học . Theo tác giả Nguyễn Đức Chính , hồ sơ môn học gồ m các tài liệu : Hồ sơ GV , hồ sơ lớp học, các phiếu điều tra , kết quả phân tích phiếu điều tra , các đề kiểm tra khảo sát chất lượng, kế hoạch dạy học đã được phê duyệt , kế hoạch KTĐG đã được phê duyệt, các bài giảng , các công cụ hỗ trợ , bản ghi kết quả học tập , các báo cáo ghi chép, các minh chứng [17]

(iii) Bồi dưỡng cho giáo viên cách tự đánh giá , cải tiến:

+ Bồi dưỡng ý thức và kỹ năng ghi chép , đánh giá : Giáo viên cần ghi chép thông số, số liệu, đặc biệt chú ý ghi chép các mặt được , chưa được trong

quá trình thực hiện chương trình giáo dụ ; các ý kiến nhận xét của đồng nghiệp, của cán bộ thanh tra chuyên môn , phản hồi của học sinh ,...

+ Bồi dưỡng ý thức và cách thức xây dựng kế hoạch cải tiến chương trình.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

- Mời chuyên gia về trường tập huấn cho toàn thể giáo viên của nhà trường về việc thực hiện qui trình dạy học theo chuẩn KT , KN. Thời gian thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở thái thịnh, đống đa, hà nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)