Xây dựng và đề xuất thang điểm đánh giá giờ dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở thái thịnh, đống đa, hà nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Trang 104 - 108)

Bảng 3.2 Ma trận đề kiểm tra

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Thá

3.2.5. Xây dựng và đề xuất thang điểm đánh giá giờ dạy của giáo viên

chuẩn kiến thức kỹ năng

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp

Hướng dẫn số 10227/THPT, ngày 11/09/2001 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học” đã ban hành tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên . Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, tiêu chí đó khơng cịn phù hợp với u cầu của DH theo chuẩn KT, KN vì một số lí do sau:

- Chỉ chú trọng đánh giá nội dung DH, không đề cập đến mục tiêu DH. - Không quan tâm, đề cập tới việc dạy học phân hóa đối tượng trong một giờ dạy.

- Chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động KTĐG học sinh để có thể đánh giá được việc thực hiện MTDH của một tiết dạy.

- Các tiêu chí đánh giá hầu hết thiên về việc thể hiện của GV, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong một giờ dạy chưa được chú ý tới.

Chính vì vậy, để đánh giá giờ dạy của GV theo chuẩn KT, KN cần phải có những tiêu chí đánh giá phù hợp hơn. Việc xây dựng một thang đánh giá giờ dạy của GV là cần thiết và cấp bách trong tình hình nhà trường tăng cường dạy học theo chuẩn KT, KN.

3.2.5.2 .Nội dung

Để đánh giá giờ dạy của GV dựa theo chuẩn KT, KN chúng ta cần phải quan tâm đến các tiêu chí:

Tiêu chí về mục tiêu bài dạy: Một bài dạy phải thể hiện được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS. Mục tiêu phải rõ ràng, các động từ mô tả không được chung chung. Mục tiêu phải phù hợp với đối tượng HS.

Tiêu chí về nội dung dạy học: Nội dung phải chính xác, khoa học. Nội dung phải làm nổi bật được trọng tâm kiến thức của bài học; phải thể hiện tính cập nhật, có ý nghĩa giáo dục; phải liên hệ với thực tiễn.

Tiêu chí về phương pháp dạy học: Phương pháp thể hiện trong tiết dạy phù hợp với kiểu bài. Phương pháp dạy học trong tiết dạy cần tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS chủ động lĩnh hội tri thức. Việc phối kết hợp các phương pháp trong một tiết học cần linh hoạt và hợp lí.

Tiêu chí về phương tiện dạy học: GV cần sử dụng đúng và phù hợp học liệu, phương tiện và các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường hiện có cho tiết học.

Tiêu chí về kết quả: Phải đánh giá được việc tiết học có đạt được mục tiêu đã đề ra đến đâu? Thái độ học tập của HS trong tiết học về: thái độ học tập, việc vận dụng kiến thức để làm bài tập, các kỹ năng được rèn luyện…

Từ những tiêu chí đánh giá một tiết học theo chuẩn KT, KN như trên, chúng tôi mạnh dạn điểu chỉnh lại thang đánh giá như sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

Họ và tên người dự: ………..…………………................................

Họ và tên giáo viên giảng dạy: ………..……………………………

Môn:……Tiết (TKB):........Lớp:……....Trường: .............................

Tiết (Theo PPCT):.............. Tên bài dạy:.........................................

CÁC MẶT CÁC YÊU CẦU ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM GIỜ DẠY Mục tiêu 1 Mục tiêu bài học bám sát chuẩn KT, KN phù hợp với đối tượng học sinh. 2 Nội dung 2 Nội dung kiến thức chính xác, đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. 2 3 Đảm bảo tính hệ thống, làm rõ các nội dung trọng tâm, có nội dung phù hợp, phân hóa với các đối tượng học sinh, liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục (tư tưởng, tình cảm, thái độ...).

2

Phƣơng pháp, phƣơng tiện DH

4 Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, lời nói rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo âm lượng thích hợp. 2 5 Chữ viết, trình bày bảng cẩn thận, khoa học, học

sinh dễ theo dõi. 2

6

Sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp giảng dạy, các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, kiểu bài lên lớp, nội dung kiến thức trong từng phần của tiết dạy.

2

7

Tổ chức hợp lí các bước hình thành kiến thức, có biện pháp rèn luyện kỹ năng, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức.

2

Tổ chức

8

Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, các hình thức dạy học, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu.

2

9 Tổ chức lớp học bảo đảm nề nếp, học sinh tập trung theo dõi bài giảng, học tập tích cực. 2

Kết quả 10

Đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập hay giải quyết các vấn đề có liên quan.

2

Tổng điểm: 20

Tổng điểm:............................ Xếp loại:............. HƯỚNG DẪN XẾP LOẠI

Loại giỏi: Tổng điểm đạt từ 17 – 20 điểm trong đó các yêu cầu 1, 2, 7, 9, 10 phải đạt 2 điểm.

Loại khá: Tổng điểm đạt từ 13 đến 16,5 điểm trong đó yêu cầu 1 phải đạt 2 điểm, các yêu cầu 2, 7, 9, 10 đạt từ 1,5 đến 2 điểm.

Loại trung bình: Tổng điểm đạt từ 10 đến 12,5 điểm trong đó yêu cầu 1 phải đạt từ 1 đến 1,5 điểm, các yêu cầu 2, 10 phải đạt 1,5 điểm đến 2 điểm.

Khơng đạt u cầu: Các trường hợp cịn lại.

(Lưu ý: Điểm cho lẻ đến 0,5)

Giáo viên dạy Ngƣời dự Ban giám hiệu

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở thái thịnh, đống đa, hà nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)