Bảng 3.2 Ma trận đề kiểm tra
2.3.2. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo chuẩn
thức kỹ năng
2.3.2.1 Thực trạng về quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên
- Dựa theo hướng dẫn năm học của sở GD &ĐT, phòng GD &ĐT, nhà trường lập kế hoạch năm . Kế hoạch của nhà trường cũng chỉ đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu theo chương trình giáo dục nói chung , không quan tâm đến chuẩn KT-KN.
- Kế hoạch năm học của nhà trường được phòng GD &ĐT phê duyệt . - Nhà trường thông qua kế hoạch năm học trong Hội nghị cán bộ viên chức. - Giáo viên dựa vào kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch dạy học cho mình.
Đối với giáo viên trong nhà trường , kế hoạch dạy học theo cách làm hiện nay vẫn là cách làm chiếu l ệ, làm theo qui định cứng nhắc của nhà trường, của phòng GD&ĐT.
Bảng 2.5 . Kết quả khảo sát 61 giáo viên trƣờng THCS Thái Thịnh về việc lập kế hoạch dạy học
Nội dung
Mục đích lập kế hoạch dạy học của thầy, cô?
Đủ hồ sơ sổ sách 58 Phục vụ thực tế dạy học 3 Mục đích khác
Kế hoạch dạy học của thầy cơ dựa theo hình thức nào? Tự nghĩ ra 10 Theo nhóm chun mơn 51 Theo qui định của chuẩn KT, KN
Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên chỉ mang tính hình thức, chưa theo một mẫu nào để có thể phục vụ dạy học theo chuẩn KT, KN.
2.3.2.2. Thực trạng về tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN
Việc thực hiện KHDH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Hàng năm , nhà trường tiến hành nhiệm vụ này một cách nghiêm túc , bài bản.
- Phân công chuyên môn : Ngay từ đầu tháng 8, nhà trường đã có những cuộc họp gồm BGH , các tổ trưởng chuyên môn để lên phương án phân công
chuyên môn. Việc làm này dựa t rên các tiêu chí về trình độ chuyên môn , đồng đều cho các lớp về số giáo viên mũi nhọn và đặc biệt là tiêu chí số tiết /tuần. - Chia lớp cho học sinh : Về cơ bản chỉ chia lớp cho học sinh lớp 6 đầu cấp và sắp xếp học sinh lưu ban.
Việc phân lớp cho học sinh đầu cấp của nhà trường dựa vào các tiêu chí: + Lớp chọn: học sinh đạt giải học sinh giỏi; học sinh có học lực tiểu học đạt 10 kỳ giỏi trong đó hai mơn Văn, Tốn đạt 10 điểm kiểm tra cuối năm.
+ Lớp thường: Chia đều số học sinh còn lại theo học lực , hạnh kiểm .
2.3.2.3 Thực trạn g về chỉ đạo , quản lí việc thực hiện KHDH dạy học theo chuẩn KT-KN
- Chỉ đạo chuyên môn:
Qui trình thực hiện hàng năm tại trư ờng là:
+ Nhà trường cử giáo viên (thường là tổ trưởng chuyên môn ) tham gia buổi họp chỉ đạo của các chuyên viên phòng GD &ĐT.
+ Tổ trưởng chuyên môn phổ biến lại cho giáo viên về yêu cầu chuyên môn trong năm học như : số lượng giáo viên phải tham gia thanh tra , số lượng giáo viên thi giáo viên giỏi , các yêu cầu về soạn giáo án , đổi mới phương pháp, sổ sách chuyên môn , qui chế chấm, chữa bài kiểm tra, qui trình ra đề... Nhìn chung đây là một hoạt độ ng giáo viên phải thực hiện nghiêm túc , không được phép thay đổi .
- Công tác quản lí thực hiện KHDH theo chuẩn KT-KN:
+ Tở trưởng chun mơn q uản lí giáo viên của tổ bộ mơn mình . Việc theo dõi , kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên thực hiện theo cách làm :
+ Hàng tuần tổ trưởng và phó hiệu trưởng kiểm tra sổ báo giảng , số ghi đầu bài của giáo viên về việc thực hiện phân phối chương trình .
+ Cuối mỗi kỳ các cấp quản lí trong trường kiểm tra lại lần cuối về thông số của số ghi đầu bài , sổ báo giảng và phân công chuyên môn . Yêu cầu giáo viên thực hiện hết chương trìn h, nghiêm túc theo phân phối chương trình . Nghiêm cấm việc tự ý cắt xén chương trình , dạy gộp bài , sai thứ tự tiết . Như vậy, việc thực hiện KHDH theo chuẩn KT , KN giáo viên không thể tự ý điều chỉnh nội dung dạy học , đây là m ột trong những khó khăn khách quan về qui chế chuyên môn .
+ Việc kiểm tra giáo án của nhà trường : Thực hiện kiểm tra theo các tiêu chí : Đủ về số lượng , có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . Trong các tiêu chí đưa ra tro ng việc kiểm tra giáo án của giáo viên , chưa quan tâm đến việc thực hiện mụ c tiêu dạy học theo chuẩn KT ,KN.
2.3.2.4. Thực trạng về việc kiểm t ra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên theo chuẩn KT-KN
Việc kiểm tra , đánh giá hoạt động dạy của giáo viên được thực hiện trong các hoạt động : Dự giờ đột xuất , dự giờ chuyên đề , thi giáo viên dạy giỏi, thanh tra chuyên môn.
- Đối với việc dự giờ đột xuất : Đây là một hoạt đợng thường kỳ của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng , tở trưởng . Hoạt động này thường được thông báo cho giáo viên trước một tiết dạy . Có thể nói rằng dự giờ đột xuất là một tiết dạy đánh giá đúng nhất một tiết dạy thông thường của giáo viên . Ngoài giờ dạy, đánh giá tiết dạy về nội dung , phương pháp , hình thức tổ chức dạy học, thực hiện chương trình… cán bộ quản lí còn tiến hành kiểm tra về hồ sơ , giáo án tiết dạy.
Trong hai năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012, kết quả dự giờ đột xuất của giáo viên trường THCS Thái Thịnh như sau :
Bảng 2.6. Kết quả dƣ̣ giờ đột xuất giáo viên .
Năm học 2010 – 2011 2011 – 2012
Tốt 30 tiết 35 tiết
Khá 10 tiết 7 tiết
Trung bình 4 tiết 1 tiết
(Nguồn:Hồ sơ thanh tra giáo viên trường THCS Thái Thịnh năm học 2010- 2011; 2011 - 2012)
Nguyên nhân chủ yếu của các giờ dạy đạt trung bình là việc đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học chưa tốt .
- Đối với việc thanh tra chuyên môn giáo viên:
Hàng năm , nhà trường lập kế hoạch thanh tra giáo viên . Đối với cấp Quận 3 năm một lần / 1 giáo viên, đối với cấp trường là 2 năm /lần/ giáo viên. Nhìn chung , các tiết dạy thanh tra được giáo viên đầu tư về bài soạn , thiết bị dạy học, có tiến hành đổi mới phương pháp . Kết quả: 100% giáo viên đều đạt yêu cầu.
- Dự giờ, kiểm tra giáo viên trong Hội thi giáo viên dạy giỏi :
Mỗi năm , nhà trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi một lần và o trung tuần tháng 10, các môn thi do Sở GD &ĐT qui định . Đối với bất kì mơn thi nào đều thi 2 nợi dung : Lí thuyết và thực hành một tiết dạy . Yêu cầu của mỗi hội thi là 100% giáo viên trong bộ môn đều phải tham gia .
Hội thi g iáo viên dạy giỏi thực sự là một ngày hội của đổi mới phương pháp. Các giáo viên đều thể hiện khả năng tổ chức tiết học theo hướng đổi mới. Tuy nhiên , qua kiểm tra giáo án , chúng tôi nhận thấy rằng việc thể hiện
mục tiê u bài dạy của giáo viên trong hội thi cấp trường còn chưa đúng với chuẩn KT , KN, hoàn toàn theo các mục tiêu mà SGV nêu ra , việc phân bậc mục tiêu không được chú ý . Đối với những tiết tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Q uận, Thành phố thì việc thể hiện mục tiêu bài dạy đã đúng với yêu cầu của chuẩn KT -KN.
Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận và Thành phố của nhà trường trong 2 năm học 2010- 2011; 2011 – 2012
Bảng 2.7. Kết quả thi giáo viên dạy giỏi các cấp năm học 2010 -2011; 2011-2012
Cấp Quận Cấp Thành Phố Nhất Nhì Ba Nhất Nhì Ba
2010 – 2011 2 2 1 1 1 0
2011 – 2012 2 2 0 2 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011; 2011-2012 trường THCS Thái Thịnh)
Thông qua trao đổi với Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nhà trường, nguyên nhân việc giáo viên chưa đạt được chuẩn KT , KN trong giờ dạy gồm :
Nguyên nhân thứ nhất : Theo hướng dẫn số 10227/THPT, ngày 11/09/2001 V/v Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học, tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên như sau :
Các mặt Các yêu cầu Điểm 0 1 2 1 2 3 4 5 Nội dung 1 Chính xác khoa học, (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng; lập trường chính trị).
2
Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm.
3
Liên hệ với thực tế (nếu có); có tính giáo dục.
Phương pháp 4
Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp.
5 Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học. Phương tiện 6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.
7
Trình bày bảng hợp lí, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực; giáo án hợp lý.
Tổ chức
8
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lí ở các phần, các khâu.
9
Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng; học sinh hứng thú học.
Kết quả 10 Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.
2. Cách xếp loại
2.1. Loại Giỏi: a) Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20 b) Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm 2.2. Loại Khá: a) Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5
b) Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm 2.3. Loại Trung bình: a) Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5
b) Yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm 2.4. Loại Yếu kém: Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống
Như vậy, giáo viên phải dạy để đạt được các tiêu chuẩn trên , trong khi các tiêu chuẩn trên không bám sát yêu cầu của chuẩn KT , KN như : phân bậc