Nghề nhà hàng – khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 27 - 30)

1.3.1. Đặc điểm nghề

Nghề nhà hàng – khách sạn là nghề thuộc lĩnh vực du lịch và dịch vụ mà trong các nền kinh tế phát triển thì các ngành kinh tế dịch vụ đóng góp từ 40 đến 60% GDP của một nước. Ngày nay với xu thế tồn cầu hóa, thế giới ngày càng hội nhập, mở rộng kinh doanh trên tồn cầu thì nhu cầu giao thương, đi lại, du lịch ngày càng nhiều nên nghề Nhà hàng – Khách sạn ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ăn ở, khám phá ẩm thực của mọi người.

Nghề Nhà hàng – Khách sạn là nghề dịch vụ, phục vụ nhu cầu ăn ở, lễ hội, vui chơi, thưởng thức cho mọi người, do đó được coi là nghề làm dâu trăm họ. Với nghề này khi mọi người ở ngành nghề khác nghỉ ngơi thì những người phục vụ trong nghề Nhà hàng-Khách sạn phải làm việc, thậm chí làm việc cả ban đêm, ngày lễ tết. Nghề này gắn liền với việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh khu vực, phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc và nhiều quốc gia. Để có thể phục vụ tốt trong nghề Nhà hàng – Khách sạn thì mỗi nhân viên phải có kiến thức tốt về

các loại món ăn của từng khu vực trên thế giới như các món ăn Âu, Á, Latinh… cùng phong cách phục vụ, hiểu được phong tục tập quán, văn hóa của khách đến lưu trú tại khách sạn để có thể phục vụ được chu đáo tận tình, phải coi khách đến như người thân trong nhà.

Đặc điểm của nghề là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên hình thức của người trong nghề, cũng như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách là điều vô cùng quan trọng. Việc một khách hàng có trở nên tiềm năng và gắn kết với nhà

hàng – khách sạn hay khơng, ngồi chất lượng sản phẩm còn phải kể đến vai trò lớn của kỹ năng giao tiếp phục vụ khách. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì vai trị của ngoại ngữ trong ngành nghề này rất lớn. Việc phục vụ khách nước ngồi địi hỏi nhân viên trong nghề phải sử dụng thơng dụng ít nhất một ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga… Ngôn ngữ gần như là bắt buộc sử dụng hiện nay đối với các nhà hàng- khách sạn là tiếng Anh.

Thu nhập của người trong nghề có sự phân biệt rõ rệt giữa chất lượng lao động có tay nghề và lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đối với lao động phổ thông, công việc vất vả và thu nhập từ 3-5 triệu/tháng, thấp hơn rất nhiều so với lao động ở những vị trí địi hỏi tay nghề cao hoặc đối với các vị trí quản lý. Thu nhập của một quản lý nhà hàng, khách sạn cỡ trung tại Việt Nam từ 10-18 triệu/tháng, còn đối với khách sạn 3-5 sao, thu nhập ở mức 2.000USD/tháng trở lên. Nhìn chung so với các nghề khác thì mức thu nhập nghề Nhà hàng - Khách sạn vẫn cao hơn và có xu hướng tăng gắn với sự phát triển ngày càng cao của xã hội.

1.3.2. Nội dung nghề

Nội dung của đào tạo nghề là những yêu cầu đặt ra để mang lại cho người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết.

Về yêu cầu của nội dung đào tạo nghề, Luật giáo dục năm 2005, tại điều 34, khoản 1 có ghi: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực

thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo” [32, tr 22].

Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phải đảm bảo tính cân đối, tồn diện giữa các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp

cần thiết. Bên cạnh đó, nội dung phải gắn liền với thực tế sản xuất, phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính liên thơng phù hợp với trình độ của người học.

Nội dung nghề Nhà hàng - khách sạn rất phong phú, người học sẽ được học về các kiến thức và kỹ năng thực hành về buồng, bàn, bar, bếp, cách tổ chức phục vụ, tổ chức sự kiện, quản trị marketing du lịch, quản trị nhân lực, quản trị cơ sở vật chất, quản trị chất lượng dịch vụ, quản trị tài chính nhà hàng - khách sạn. Dựa trên kiến thức tổng hợp trên, người học nghề sẽ lựa chọn kỹ năng thực hành chuyên sâu phù hợp với năng lực bản thân và đam mê nghề nghiệp.

1.3.3. Yêu cầu của nghề

Với đặc thù là một ngành cơng nghiệp khơng khói, nhà hàng - khách sạn phải đảm bảo các tiêu chí tiêu chuẩn của nghề du lịch. Sự phân biệt đẳng cấp của lĩnh vực hoạt động này là sự khác biệt từ những tiểu tiết. Con người làm trong Nhà hàng - khách sạn không những phải được rèn luyện về phẩm chất, đào tạo kiến thức cơ bản về nghề mà còn phải chuyên sâu về kỹ năng, các thao tác phải thành thạo và chuẩn mực, việc xử lý tình huống phải năng động linh hoạt và khéo léo. Để đạt được yêu cầu đó chỉ có qua đào tạo gắn liền với thực tiễn thì mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp.

Kỹ năng làm việc là rất quan trọng đối với bất cứ nghề nào. Riêng nghề Nhà

hàng - khách sạn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp khéo léo phù hợp với văn hóa khách du lịch, kỹ năng nghiệp vụ tốt phù hợp với vị trí làm việc (buồng, bàn, bar, bếp, tổ chức quản lý…). Kiến thức về nghề càng rộng cùng với kỹ năng nghề chuyên sâu sẽ

quyết định vị trí làm việc trong hệ thống các nghề nhà hàng - khách sạn.

Trong xu thế chung của nền kinh tế thị trường như hiện nay, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn quan tâm đó là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhà trường cần quan tâm chú trọng đến việc cải tiến chương trình đào tạo, giành nhiều thời gian cho sinh viên được tiếp cận với thực tế và được trau truốt về kỹ năng nghiệp vụ, xây dựng quy trình, phương pháp đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tế theo tiêu chuẩn. Nên có sự phối hợp giữa nhà trường với Doanh nghiệp, nội dung đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của các Doanh nghiệp thì mới giải quyết được tình trạng bất cập sinh viên sau khi tốt nghiệp

thiếu việc làm như hiện nay và hỗ trợ cho Doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)