Thực trạng quản lý đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 43)

2.3.1. Quản lí mục tiêu đào tạo

Kết quả khảo sát về nhận thức và thực hiện quản lí mục tiêu đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo của CBQL và GV nhà trường.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về sự phù hợp và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu đào tạo

STT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC

1 Xác định cụ thể hóa mục tiêu cho nghề 2,70 1 2,66 1

2 Sản phẩm đào tạo đáp ứng được yêu

cầu của thị trường lao động 2,53 2 2,36 4

3 Quy định tiêu chuẩn trình độ đầu vào

của người học nghề 2,33 4 2,50 2

4 Quy định chất lượng đầu ra của người

học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) 2,40 3 2,43 3

Ở bảng 2.6 cho thấy các biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,49).

Trong quản lí mục tiêu đào tạo thì xây dựng mục tiêu đào tạo cho nghề cần xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu cho nghề được xếp bậc ưu tiên số 1 với kết quả (điểm số TB = 2,7). Các chuyên gia cho rằng việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất, giáo viên được thuận lợi. Để thực hiện được cơng việc này cần phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp và nghiên cứu thực tế thị trường lao động xã hội.

Kế tiếp đó là yếu tố, học sinh sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Sản phẩm của đào tạo nghề cuối cùng là nhân viên phục vụ trong nghề Nhà hàng – Khách sạn, chỉ có thể coi chất lượng đào tạo của cơ sở là cao khi người học sau khi tốt nghiệp được thị trường lao động chấp nhận, điều này còn khẳng định được là mục tiêu xác định đã sát với thực tiễn.

- Đánh giá mức độ thực hiện

Ở bảng 2.6 cho thấy các biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo nói chung được thực hiện mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,49).

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy việc thực hiện xác định cụ thể hóa mục tiêu đào tạo nghề khoa đã làm rất tốt (điểm số TB = 2,66), đứng thứ nhất.

Tiếp theo là việc quy định chuẩn đầu vào của người học, đánh giá mức độ thực hiện với kết quả (điểm số TB = 2,5) xếp thứ hai.

Từ kết quả đánh giá trên ta thấy : Việc xác định, cụ thể hóa mục tiêu cho nghề đào tạo là rất cần thiết và đã được khoa thực hiện rất tốt. Tuy nhiên sản phẩm đào tạo, học viên sau khi tốt nghiệp được đánh giá là thực hiện chưa tốt, do đó cần phải có biện pháp cụ thể, khả thi để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm và hoạt động nghề nghiệp sau này.

2.3.2. Quản lí nội dung, chương trình, kế họach đào tạo

Kết quả khảo sát về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quản lí nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của CBQL và GV như sau :

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về sự cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý kế hoạch, nội dung, chƣơng trình đào tạo

STT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC 1

Xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý, cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường tới khoa

2,36 3 2,70 2

2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

theo chương trình và tiến độ 2,26 5 3,00 1

3 Mềm dẻo hóa chương trình đào tạo

theo nhu cầu của người học 2,33 4 2,33 4

4 Điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù

hợp giữa lý thuyết và thực hành 2,56 2 1,93 5

5

Thay đổi, cập nhật thường xuyên tiến bộ khoa học, công nghệ mới đưa vào nội dung giảng dạy

2,70 1 2,50 3

X 2,44 2,49

- Đánh giá sự cần thiết

Ở bảng 2.7 cho thấy các biện pháp quản lí kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,44).

Kết quả ở bảng 2.7 cũng cho thấy việc thay đổi, cập nhật thường xuyên tiến bộ khoa học, công nghệ mới đưa vào nội dung giảng dạy là rất cần thiết (điểm số TB = 2,7), xếp thứ bậc ưu tiên thứ nhất. Thực tế cho thấy hiện nay đa số các trường đào tạo vẫn dạy cái mình có chứ khơng phải dạy cái người học cần, với những kiến thức lạc hậu kèm theo thời gian đào tạo dài thực sự chỉ làm mất đi thời gian và cơ hội của người học.

Tiếp theo đó đến việc điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp giữa lí thuyết và thực hành được đánh giá cao (điểm số TB = 2,56). Vì thực tế hiện nay đại đa số các cơ sở đào tạo nghề cịn sử dụng chương trình đào tạo nặng về lí thuyết mà ít có

điều kiện cho học viên thực tập. Đặc biệt chương trình đào tạo còn tồn tại nhiều mơn học lí thuyết cơ sở khơng liên quan hoặc ít liên quan tới nghề mà vẫn được đưa vào giảng dạy dẫn đến người học bị nhồi nhét kiến thức ở mức độ thái quá.

- Đánh giá mức độ thực hiện

Ở bảng 2.7 cho thấy việc thực hiện các biện pháp quản lí kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,44).

Hiện việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chương trình và tiến độ thì Khoa Du lịch được các chuyên gia đánh giá làm rất tốt, kết quả đạt được qua đánh giá (điểm số TB = 3,0) xếp thứ nhất.

Tiếp đến là xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lí, cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường tới khoa được đánh giá thực hiện tốt.

Công việc điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp giữa lí thuyết và thực hành khi đối chiếu theo sự nhận thức và đánh giá mức độ thực hiện thì cịn rất hạn chế.

Từ kết quả trên cho thấy :

Giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện quản lí về kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo hiện tại chưa tương xứng với nhau, cụ thể như sau :

Công việc thay đổi, cập nhật thường xuyên tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp giữa lí thuyết và thực hành được nhận thức là rất cần thiết, xếp thứ bậc ưu tiên số 1, nhưng việc thực hiện còn hạn chế, chỉ xếp thứ 3 trong bảng đánh giá hoặc việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chương trình và tiến độ thì các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết rất thấp (xếp cuối bảng), vì các chuyên gia cho rằng nếu đào tạo mà nhất nhất theo kế hoạch và tiến độ thì q trình đào tạo trở nên cứng nhắc khơng linh hoạt, xong hiện tại mức độ thực hiện khoa lại làm rất tốt. Từ những hạn chế trên cần phải có biện pháp quản lí tích cực hơn để chất lượng đào tạo nghề được nâng cao.

2.3.3. Quản lí các phương pháp đào tạo

Kết quả khảo sát về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quản lí các phương pháp đào tạo của CBQL và GV như sau :

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về sự cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý phƣơng pháp đào tạo

STT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC 1

Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học

2,56 3 2,33 3

2 Khuyến khích sử dụng các phương

pháp dạy học mới 2,66 2 2,56 2

3 Ứng dụng CNTT vào công tác giảng

dạy 2,70 1 1,33 4

4 Đổi mới hình thức thi, kiểm tra 1,50 4 2,66 1

X 2,36 2,22

- Đánh giá sự cần thiết

Ở bảng 2.8 cho thấy mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí phương pháp đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,36).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy trong đào tạo nghề hiện nay là rất cần thiết, kết quả ở bảng 2.8 cho thấy (điểm số TB = 2,7) xếp thứ nhất. Hiện nay CNTT được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của đới sống xã hội, giáo dục và đào tạo khơng nằm ngồi ảnh hưởng đó, đặc biệt trong đào tạo nghề, do đó các chuyên gia cho rằng việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy là rất cần thiết.

Tiếp theo đổi mới phương pháp dạy học được đánh giá là cần thiết với kết quả đánh giá là (điểm số TB = 2,66) xếp thứ hai trong bảng khảo sát. Theo quan điểm giáo dục hiện nay là lấy người học làm trung tâm, với các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của người học thì phương pháp học truyền thống khơng được đánh giá cao vì nó gây ức chế, tạo tính thụ động cho người học.

Ở bảng 2.8 cho thấy việc thực hiện các biện pháp quản lí các phương pháp đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,22).

Hiện các phương pháp dạy học truyền thống đang được sử dụng chủ yếu, theo đánh giá rất nghiêm túc của chuyên gia với kết quả khảo sát trong bảng trên (điểm số TB = 2,66) đứng thứ nhất. Điều đó cho chúng ta thấy cơng tác quản lí phương pháp đào tạo hiện nay rất bất cập, vì theo bảng khảo sát thì phương pháp dạy học truyền thống được đánh giá thấp nhưng hiện tại phương pháp dạy học này lại được sử dụng nhiều nhất trong công tác đào tạo hiện nay của khoa.

Việc khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học mới được đánh giá tương đối tốt, xếp thứ hai trong bảng khảo sát với kết quả (điểm số TB = 2,56) xong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì thực hiện cịn rất yếu với kết quả khảo sát (điểm số TB = 1,33) xếp ở cuối bảng trong khi kết quả khảo sát tính cần thiết thì yếu tố này xếp ở mức độ cần thiết thứ nhất. Theo đánh giá của chuyên gia thì hiện có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ứng dụng CNTT cịn kém đó là : Trình độ giáo viên hạn chế, đầu tư thiết bị, công nghệ chưa được chú trọng.

Qua kết quả khảo sát cho thấy : Sự bất cập rất lớn giữa mức độ cần thiết và thực hiện của cơng tác quản lí phương pháp đào tạo. Tính cần thiết của các phương pháp dạy học mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đào tạo là cấp thiết, nhưng thực tế cho thấy quá trình thực hiện thì rất hạn chế. Do đó, cần phải đổi mới trong cơng tác quản lí phương pháp đào tạo thì mới đáp ứng được nhu cầu của người học.

2.3.4. Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

Kết quả khảo sát về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của CBQL và GV như sau :

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về sự cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề

STT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC

phục vụ đào tạo 2

Huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị cho đào tạo

3,00 1 1,26 6

3 Khuyến khích đầu tư trang thiết bị từ

phụ huynh học sinh và người học 1,50 6 1,46 5

4 Đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện

đại 2,46 5 2,20 3

5 Phối hợp với các doanh nghiệp cho học

sinh thực tập 2,53 4 1,66 4

6 Tập huấn giáo viên nâng cao khả năng

thực hành và sử dụng trang thiết bị 2,66 3 2,46 2

X 2,48 1,95

- Đánh giá sự cần thiết

Ở bảng 2.9 cho thấy mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nói chung được đánh giá mức trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,48).

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.9 cho thấy việc huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc cung cấp trang thiết bị cho đào tạo được xếp ở vị trí cần thiết thứ nhất (điểm số TB = 3,0), vì chuyên gia cho rằng trang thiết bị của các doanh nghiệp luôn phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó sát với thực tế, điều đó giúp cho người học tiếp cận với công việc sau này của người học. Đồng thời giảm chi phí mà người học phải trang trải trong q trình học tập, nó cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.

Tiếp theo là việc khai thác có hiệu quả trang thiết bị hiện có của nhà trường, phối hợp với các doanh nghiệp cho học sinh thực tập và tập huấn giáo viên nâng cao khả năng thực hành sử dụng trang thiết bị đào tạo.

- Đánh giá mức độ thực hiện

Ở bảng 2.9 cho thấy việc thực hiện các biện pháp quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nói chung được đánh giá mức độ trung bình thấp, kết quả (điểm số TB = 1,95).

Các chuyên gia đánh giá cao việc khai thác có hiệu quả trang thiết bị phục vụ đào tạo kết quả là (điểm số TB = 2,66) xếp thứ nhất trong bảng. Thực tế trong điều kiện hiện tại trang thiết bị phục vụ đào tạo còn hạn chế và nghèo nàn, lạc hậu thì việc khai thác một cách triệt để các trang thiết bị phục vụ đào tạo vào các bài tập cơ bản là giải pháp quan trọng trong công tác đào tạo nghề.

Việc huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị cho đào tạo được đánh giá ở mức độ cần thiết thứ nhất, nhưng khi thực hiện thì các chuyên gia đánh giá mức độ thực hiện khá thấp (điểm số TB = 1,26) xếp cuối bảng. Cũng trong tình trạng tương tự, cơng tác phối hợp với các doanh nghiệp cho học sinh thực tập và đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại được đánh giá là cần thiết, xong việc thực hiện thì cũng chỉ được xếp hạng ở mức trung bình (điểm số TB = 1,66 và 2,2).

Từ kết quả khảo sát cho thấy : Giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện của biện pháp quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo có khoảng cách rất lớn. Cần phải thay đổi biện pháp quản lí thì mới đáp ứng được nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

2.3.5. Chất lượng đào tạo nghề

Kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo nghề của CBQL và GV như sau :

Bảng 2.10. Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề nhà hàng - khách sạn của CBQL và GV STT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐIỂM SỐ TB THỨ BẬC TỐT T. BÌNH CHƢA TỐT 1 Mức độ hồn thành khóa học của học viên 19 08 03 2,53 1 2

Người học sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của xã hội

08 12 10 1,93 4

3 Người học có khả năng phát

triển năng lực nghề nghiệp 12 13 05 2,33 2

của người học sau khi tốt nghiệp

X 2,25

Ở bảng 2.10 cho thấy việc thực hiện các biện pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề được đánh giá mức độ trung bình, kết quả (điểm số TB = 2,25).

Với cách quản lý hiện tại chỉ quan tâm đến mức độ hồn thành khóa học của sinh viên, có nghĩa là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau khóa học được đánh giá qua bảng 2.10 với kết quả (Điểm số T = 2,53) xếp thứ nhất. Theo cách đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo thì chỉ mới chú trọng đến tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cuối khóa học, nếu tỉ lệ học sinh hồn thành khóa học càng cao thì cho rằng chất lượng cao và ngược lại. Cịn việc người học có đáp ứng được đòi hỏi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)