Biện pháp thứ 4: Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 75)

Chƣơng 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn

3.3.4. Biện pháp thứ 4: Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đào

đào tạo

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Điều chỉnh hoạt động của giáo viên, các khoa phòng chức năng phhù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới.

- Xác định được các mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lí.

- Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.

- Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ, tháng. Xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi…

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, quy chế đào tạo, nền nếp chuyên môn, hồ sơ quản lí của các khoa, phịng chức năng, hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Điều chỉnh kế hoạch đào tạo kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra. - Tăng cường hoạt động thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo.

3.3.4.3. Cách thực hiện biện pháp.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ, tháng. Xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung của hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi...

Kế hoạch kiểm tra và các tiêu chí đánh giá được giao cho phòng Đào tạo giúp Ban giám hiệu xây dựng trên cơ sở các qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐTB&XH và qui định của nhà trường.

Việc xây dựng ngân hàng đề thi đồi với hệ cao đẳng được giao trách nhiệm chính cho các tổ chun mơn thực hiện. Phịng Đào tạo và các khoa chun mơn tổ chức nghiệm thu, thông qua, áp dụng, chỉnh sửa hàng năm từ năm 2010.

+ Tổ chức kiểm tra

Nhà trường thông báo công khai kế hoạch kiểm tra đến các đơn vị phòng, khoa, tổ bộ môn để các đơn vị, cá nhân nắm được nội dung, thời gian kiểm tra để chủ động trong việc thực hiện kế hoạch. Phòng Đào tạo trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì cùng các khoa, tổ bộ môn tiến hành triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thực hiện báo cáo hàng tháng, học kì, năm học trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Các khoa, tổ bộ mơn phải có kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá tại đơn vị mình.

Việc kiểm tra đánh giá có thể tiến hành thơng báo trước hoặc kiểm tra đột xuất thông qua các hoạt động : tổ chức hội giảng, dự giờ, đúc kết kinh nghiệm trong các đợt thi đua của trường, kiểm tra việc ghi chép sổ sách quản lí đào tạo của các cá nhân và các bộ phận chức năng, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của các đồng nghiệp, ý kiến của học sinh sinh viên…

Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, nhà trường phải tổ chức rút kinh nghiệm, có nhận xét, đánh giá, kết luận, phân loại đối với từng trường hợp cụ thể để kịp thời khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân hồn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời xác định rõ các yếu kém, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lí kỷ luật đối với những tập thể cá nhân sai phạm.

- Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.

- Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

+ Điều chỉnh kế hoạch đào tạo kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra

Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện các điều bất hợp lí hoặc nhận được thơng tin phản hồi từ phía giảng viên, các đơn vị khoa, phịng về kế hoạch đào tạo, chương trình mơn học, cơ sở vật chất… cần tiến hành xác định nguyên nhân, xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có để kịp thời điều chỉnh các quyết định hay điều chỉnh nhân sự.

+ Tăng cường hoạt động thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo.

Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hoạt động kiểm tra vẫn tồn tại hiện tượng né tránh, nể nang lẫn nhau giữa phòng Đào tạo và các khoa chuyên môn. Để khắc phục hiện tượng này nhà trường đã thành lập Tổ thanh tra đào tạo gồm một số cán bộ quản lí, giảng viên có phẩm chất tốt, có năng lực chun mơn. Bước đầu Tổ thanh tra đào tạo đã thực hiện có hiệu quả việc phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cán bộ, giảng viên để đề xuất, kiến nghị với Ban Giám hiệu về việc điều chỉnh các quyết định quản lí hoặc bồi dưỡng điều chỉnh nhân sự. Tuy nhiên, do là công tác kiêm nhiệm nên hoạt động của Tổ thanh tra gặp rất nhiều khó khăn về mặt thời gian. Trong thời gian tới cần thành lập Tổ thanh tra chuyên trách, trực thuộc Ban giám hiệu.

Để đánh giá đúng thực trạng của nhà trường nói chung và thực trạng hoạt động đào tạo nói riêng, nhà trường cần tiến hành xem xét, nghiên cứu trên cơ sở Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo để thực hiện báo cáo tự đánh giá tình trạng, chất lượng, hiệu quả đào tạo. Trên cơ sở đó điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng những tiêu chí của các tiêu chuẩn. Với một khối lượng cơng việc rất lớn, địi hỏi phải có kiến thức về kiểm định chất lượng giáo dục, nên cần thiết phải có một Tổ chuyên trách. Việc hết sức cần thiết là nhà trường cần mời một đoàn chuyên gia đánh giá từ bên ngoài để xác định mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn qui định của nhà trường. Đây là cơ hội để

nhà trường nhận được các ý kiên đánh giá khách quan, xem xét và điều chỉnh các quyết định quản lí.

3.3.5. Biện pháp thứ 5 : Tăng cường công tác đầu tư khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề theo hướng đồng bộ, hiện đại, đón đầu.

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp.

Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện đại, đồng bộ, đón đầu tạo điều kiện cho người học tiếp cận với công nghệ mới. Nâng cao ý thức tiết kiệm cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Bảo quản và khai thác một cách có hiệu quả trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp.

- Khai thác một cách có hiệu quả các trang thiết bị dạy học vào các bài tập cơ bản phục vụ đào tạo.

- Huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Khuyến khích đầu tư trang thiết bị từ phụ huynh học sinh và người học. - Đầu tư trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại, đón đầu.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn cho sinh viên thực tập. - Tập huấn giáo viên nâng cao khả năng thực hành và sử dụng trang thiết bị. - Bảo quản các trang thiết bị khơng bị hỏng hóc, mất mát.

3.3.5.3. Cách thực hiện biện pháp.

- Đối với trường dạy nghề, phần thực hành chiếm một vị trí quan trọng (tới 70% thời gian của khóa học là thực hành và thực tế) vì sinh viên sau khi tốt nghiệp là người trực tiếp tham gia phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ. Do vậy trong quá trình học tập tại trường sinh viên phải được làm quen và thực tập trên các cơ sở, thiết bị, nhà hàng, khách sạn mà sau này khi các em ra trường sẽ phải làm việc, cho nên cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình đào tạo.

+ Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, đã được đầu tư phải được bố trí sắp xếp hợp lí, khoa học trong các phịng thực hành phục vụ thuận tiện trong quá trình sử dụng, đảm bảo cho các thiết bị hoạt động bình thường. Thường xuyên tổ

chức kiểm tra tình trạng kĩ thuật, có hỏng hóc phải sửa chữa kịp thời, an tồn cho người sử dụng và sinh viên thực hành. Các thiết bị phải có nội qui và hướng dẫn sử dụng nhất là các thiết bị mới hiện đại.

+ Đối với cơ sở trang thiết bị được đầu tư mới cần phải hết sức thận trọng, lựa chọn kĩ lưỡng theo hướng đồng bộ, hiện đại, có thể đón đầu, nên có thể phải có một kế hoạch thật cụ thể, thống nhất, để đảm bảo trang thiết bị được đầu tư mới phát huy được hiệu quả phục vụ đào tạo, tránh lãng phí.

- Để cơng tác đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, đúng trọng điểm, sau khi nhận được thơng báo kế hoạch đầu tư thì khoa cần thơng báo đến cán bộ quản lí, giáo viên để cùng nhau lập kế hoạch bổ sung và trang bị mới thiết bị. Đây chính là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tinh thần xây dựng và giám sát của giáo viên trong công tác đầu tư cơ sở vật chất. Phải tổ chức đấu thầu trong việc mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo. Nhà thầu, nhà cung cấp trình bày tính năng tác dụng, giá cả, các điều kiện kèm theo. Nhà trường và khoa cử cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm xem xét, trong một số trường hợp có thể thuê tư vấn để nghiên cứu quyết định mua sắm thiết bị. Với cách làm này chắc chắn thiết bị mua sắm thực sự phù hợp cho phục vụ đào tạo. Với phương châm : Mua đúng thiết bị cần, đúng tính năng tác dụng, đúng giá cả thị trường, thực hiện đúng qui định của nhà nước, sử dụng đúng ngân sách dành cho đầu tư cơ sở vật chất có hiệu quả cao.

Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo cần phải tổng hợp các thế mạnh nguồn lực đầu tư của các cấp, doanh nghiệp và các nguồn khác từ xã hội. Cần phát huy nội lực, làm tốt cơng tác xã hội hóa đào tạo, thực hiện phương châm « Nhà nước và nhân dân cùng làm », từng bước hiện đạ hóa trang thiết bị phục vụ.

- Nhà trường cần có các mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, với các hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, tham quan, kiến tập…để tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn.

- Bản thân mỗi cán bộ quản lí, giáo viên phải coi cơng tác khai thác tốt cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là sự sống còn của nhà trường.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Kết quả nghiên cứu bước đầu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của trường đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Có thể nói, một học viên muốn trở thành một nhân viên nhà hàng, khách sạn có tay nghề giỏi cần phải có kiến thức chun mơn giỏi, có kĩ năng thực hành thành thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và có tinh thần trách nhiệm với cơng việc. Vì vậy các biện pháp quản lí như đã trình bày ở trên là khơng thể thiếu trong các hoạt động quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Các biện pháp này tác động mạnh mẽ đến các thành viên tham gia quản lí quá trình đào tạo đặc biệt là các thành viên trực tiếp quản lí điều hành đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn.

Tuy nhiên các biện pháp quản lí nêu trên khơng phải là các biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại, chúng bổ xung cho nhau và cùng thúc đẩy nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Vì vậy cần thực hiện đồng bộ cả 5 biện pháp quản lí. Có thể biểu thị mối qua hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo dưới dạng sơ đồ sau :

BP2

BP4

BP3 BP1

BP1. Quản lí, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về lý thuyết, có tay nghề cao

đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

BP2. Xây dựng chương trình, điều chỉnh kế hoạch nội dung đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

BP3. Quản lí phương pháp, nội dung giảng dạy theo hướng tăng cường kỹ

năng thực hành nghề.

BP4. Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.

BP5. Tăng cường công tác đầu tư khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất thiết

bị dạy nghề theo hướng đồng bộ, hiện đại, đón đầu.

Trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện đồng bộ các biện pháp là cần thiết, nếu chỉ thực hiện biện pháp này mà không thực hiện biện pháp kia thì sẽ khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Trong từng thời điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế của trường mà mỗi biện pháp được sử dụng ở mức độ khác nhau, song các biện pháp này cần được sử dụng một cách linh hoạt, hợp lí, sáng tạo thì sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo.

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.5.1. Qui trình khảo nghiệm

Nhằm kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo đã được đề xuất, chúng tơi đã xin ý kiến tham khảo qua hình thức phiếu điều tra của 30 cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường, 50 học sinh đã tốt nghiệp nghề Nhà hàng – Khách sạn trong thời gian gần đây và 20 cán bộ quản lí ở các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn có sử dụng lao động là học sinh nghề Nhà hàng – Khách sạn của trường. Với 3 luồng ý kiến khác nhau : 1- của CBQL và GV nhà trường là những người trong cuộc có cách nhìn của chính mình (chủ quan) ; 2 – của học sinh đã tốt nghiệp với cách đánh giá theo yêu cầu của người có nhu cầu đào tạo ; 3 – của CBQLDN là người đặt ra yêu cầu về chất lượng đào tạo của học sinh tốt nghiệp.

+ Mức độ cần thiết : Rất cần thiết : 3 điểm ; Bình thường : 2 điểm ; Khơng cần thiết : 1 điểm.

+ Mức độ khả thi : Khả thi : 3 điểm ; Bình thường : 2 điểm ; Không khả thi : 1 điểm.

Xử lí số liệu : Phương pháp thống kê tốn học.

   n i i n i i i n n x x

Trong đó : xi là số điểm của một câu ni là số người đánh giá

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm

3.5.2.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí thể hiện ở bảng sau :

Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

ST T CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ KHẢ THI cần thiết bình thường khơng cần thiết x Thứ bậc Khả thi bình thường khơng khả thi x thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)