Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 39 - 43)

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng-Khách sạn của trường Cao đẳng

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn

2.2.2.1. Thực trạng nội dung chương trình và thời gian đào tạo

- Đối với hệ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Nhà trường tổ chức đào tạo theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành phù hợp với quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung dạy nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Chương trình khung dạy nghề sau khi được thẩm định sẽ được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ký quyết định ban hành. Chương trình dạy nghề bắt buộc gồm các mơn học chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, tin học, ngoại ngữ); các môn cơ sở nghề và các mơn chun nghề. Số tiết của chương trình dạy nghề bắt buộc chiếm từ 75% đến 85% chương trình đào tạo nghề. Cụ thể đối với các nghề Nhà hàng - khách sạn như sau:

Bảng 2.1. Ngành nghề đào tạo và thời gian đào tạo theo chƣơng trình khung của Bộ LĐTB&XH

TT Nghề/hệ đào tạo Chƣơng trình đào tạo Chƣơng trình khung của Bộ Số tiết Tỷ lệ Số tiết tỷ lệ

1 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Cao đẳng nghề)

3750 100% 3090 82,4%

2 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Trung cấp nghề) 2550 100% 2010 78,8% 3 Quản trị khách sạn (hệ Cao đẳng nghề) 3825 100% 2940 76,9% 4 Quản trị khách sạn (hệ Trung cấp nghề) 2805 100% 2175 77,5%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng

Đạo năm 2012)

- Bên cạnh chương trình khung bắt buộc của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Nhà trường tự xây dựng chương trình đào tạo tự chọn đối với các nghề khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và thị trường lao động. Chương trình đào tạo tự chọn chiếm từ 15% đến 25% chương trình dạy nghề. Chương trình tự chọn sau khi được hội đồng thẩm định cấp trường duyệt sẽ được tổng hợp cùng chương trình khung tự chọn của bộ để thành Chương trình đào tạo nghề của Trường, được Hiệu trưởng ra quyết định ban hành và được báo cáo lên Vụ đào tạo - Tổng cục dạy nghề.

Bảng 2.2. Ngành nghề đào tạo và thời gian đào tạo các môn tự chọn

TT Nghề/hệ đào tạo Chƣơng trình đào tạo Chƣơng trình tự chọn của Trƣờng Số tiết Tỷ lệ Số tiết tỷ lệ

1 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Cao đẳng nghề)

3750 100% 660 17,6%

(hệ Trung cấp nghề) 3 Quản trị khách sạn (hệ Cao đẳng nghề) 3825 100% 885 23,1% 4 Quản trị khách sạn (hệ Trung cấp nghề) 2805 100% 630 22,5%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng

Đạo năm 2012)

- Ngồi ra nội dung các chương trình sơ cấp nghề, chương trình ngắn hạn bồi dưỡng nghề Nhà hàng - khách sạn khác như: chế biến món ăn, pha chế đồ uống, lễ tân, phục vụ bàn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý... được xây dựng và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

2.2.2.1. Đánh giá của CBQL và GV về hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chƣơng trình đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn

STT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM

SỐ TB

THỨ BẬC

1 Mục tiêu chương trình rõ ràng, thống nhất 3,00 1

2 Nội dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu thị trường 2,26 4

3 Kế hoạch đào tạo cụ thể, thống nhất 2,53 3

4 Tỷ lệ thời lượng môn học cân đối, hợp lý 2,56 2

X 2,59

Qua bảng 2.3 cho thấy đánh giá thực trạng nội dung chương trình đào tạo chỉ ở mức trên trung bình (điểm TB = 2,59). Nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thị trường đánh giá thấp nhất (điểm số TB = 2,26) với bậc 4, cho thấy nội dung chương trình chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường, cần phải thay đổi nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, khơng đào tạo những gì mình có, phải đào tạo những gì thị trường cần.

Mục tiêu đào tạo được đánh giá cao nhất với (điểm số TB = 3,00), xếp thứ nhất tức là mục tiêu đã được đề ra đúng với yêu cầu, cần phải thực hiện tốt mục tiêu

đã đề ra. Tiếp theo là các môn học tương đối hợp lý với yêu cầu của nghề Nhà hàng-Khách sạn.

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về đội ngũ giáo viên đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn

STT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM

SỐ TB

THỨ BẬC

1 Số lượng giảng viên phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy 2,46 5

2 Chất lượng đội ngũ giảng viên 2,53 4

3 Năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên 3,00 1

4 Kinh nghiệm quản lý nhà trường của đội ngũ giảng viên 2,55 3

5 Năng lực nghiên cứu khoa học 2,40 6

6 Phẩm chất chính trị, đạo đức 2,71 2

X 2,56

Qua bảng 2.4 cho thấy đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên đào tạo chỉ ở mức trên trung bình (điểm TB = 2,56). Đánh giá cao giành cho năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên (điểm TB = 2,76), xếp bậc 1. Điều đó cho thấy các giáo viên dạy nghề Nhà hàng-khách sạn đều có năng lực sư phạm, được đào tạo tốt, bên cạnh đó thì năng lực nghiên cứu khoa học rất hạn chế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau (điểm TB = 2,40), xếp cuối bảng. Với đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, gương mẫu thì sẽ là tấm gương tốt cho sinh viên noi theo (điểm TB =2,71).

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về cơ sở vật chất thiết bị phục vụ đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn

STT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM

SỐ TB

THỨ BẬC

1 Cảnh quan môi trường giáo dục 2,80 1

2 Phòng học trên phương tiện 2,36 6

3 Trang thiết bị phục vụ đào tạo 2,53 4

4 Giáo trình, tài liệu học tập 2,56 3

6 Điều kiện làm việc của các giảng viên 2,46 5

7 Hội trường phục vụ sinh hoạt tập thể 2,33 7

X 2,53

Qua bảng 2.5 cho thấy đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chỉ ở mức trên trung bình (điểm TB = 2,53). Nhà trường đã tạo được một cảnh quan, môi trường giáo dục tốt (điểm TB = 2,80) xếp thứ nhất, tạo điều kiện cho sinh viên hăng say học tập nâng cao kiến thức, tay nghề. Tuy nhiên còn điều kiện sinh hoạt tập thể, phòng học vẫn chưa được đánh giá cao (điểm TB = 2,53 và TB = 2,36) đòi hỏi nhà trường phải tích cực khẩn trương trong việc đầu tư cơ sở vật chất, xây mới và cải tạo phòng học, hội trường tại cơ sở 2 tại Xã Đại Mạch, Huyện Đông Anh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)