Biện pháp thứ 2: Xây dựng chương trình, điều chỉnh kế hoạch nội dung đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 66 - 70)

Chƣơng 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn

3.3.2. Biện pháp thứ 2: Xây dựng chương trình, điều chỉnh kế hoạch nội dung đào

đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Xây dựng, đổi mới mục tiêu đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn cho sát với thực tiễn trên cơ sở yêu cầu cụ thể của nghề.

- Điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo trước hết phải gắn nội dung đào tạo của nhà trường với thực tế yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp sử dụng lao động. Giảm ngăn cách giữa lí thuyết và thực tế, đưa họat động đào tạo đáp ứng yêu cầu của nghề Nhà hàng – Khách sạn.

- Quản lí chặt chẽ nội dung, chương trình về lí thuyết – thực hành thơng qua việc kiểm tra, nhắc nhở trong quá trình biên soạn giáo trình, giáo án các mơn học, mơ đun… cũng chính là đảm bảo những qui định về nghiệp vụ sư phạm, tạo kỷ cương nề nếp trong đào tạo nghề.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp.

- Nghiên cứu thị trường lao động nghề Nhà hàng – Khách sạn, tìm hiểu sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ, dịch vụ đang được ứng dụng vào nghề, những trang thiết bị mới, đồ dùng dạy học cơng nghệ cao có liên quan đến nghề để điều chỉnh bổ sung những vấn đề mới có sự tham vấn của các chun gia có kinh nghiệm để đưa vào chương trình giảng dạy, đặc biệt quan tâm đến nội dung, chương trình, thời lượng dành cho thực tập, kiến tập, thực tập tốt nghiệp của học sinh tại trường và của các doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu, cụ thể hóa mục tiêu chung cho nghề Nhà hàng – Khách sạn.

- Sản phẩm đào tạo là học sinh ra trường đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Quy định tiêu chuẩn trình độ đầu vào của người học nghề.

- Quy định chuẩn đầu ra của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Nhà hàng – Khách sạn của Tổng cục dạy nghề ban hành.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lí, cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường tới khoa nghề.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chương trình mà Bộ LĐTB&XH ban hành và theo tiến độ của nhà trường.

- Mềm dẻo hóa chương trình đào tạo phần tự chọn theo nhu cầu của người học mà vẫn đảm bảo yêu cầu chương trình khung mà Bộ LĐTB&XH ban hành.

- Thay đổi, cập nhật thường xuyên tiến bộ khoa học, công nghệ mới, đưa vào nội dung giảng dạy các chuyên đề.

3.3.2.3. Cách tổ chức thực hiện.

Trong 8 giải pháp của Chiến lược phát triển GD giai đoa ̣n 2011-2020 đã đươ ̣c được Thủ tướng chính phủ phê duyê ̣t và ký ban hành thì giải pháp Đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lƣợng giáo dục

cũng được coi là giải pháp then chốt.

- Tổng cục dạy nghề, cơ quan quản lí đào tạo nghề ở địa phương nơi nhà trường đặt trụ sở kết hợp với nhà trường xây dựng mục tiêu cụ thể cho nghề trên cơ sở mục tiêu chung, thống nhất theo qui định nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù riêng của địa phương và của doanh nghiệp.

- Ban Giám hiệu thành lập các hội đồng xây dựng mục tiêu đào tạo trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường lao động của nghề đào tạo.

- Khi xây dựng mục tiêu đào tạo cho nghề đào tạo, Nhà trường cần bám sát yêu cầu thị trường lao động của nghề đào tạo, đảm bảo chuẩn quốc gia để quản lí và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc. Để thực hiện xây dựng được mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu của doanh nghiệp dịch vụ cần phải : Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, khách hàng là đại diện doanh nghiệp, người học nghề hoặc phụ huynh học sinh, chun gia kĩ thuật…có như vậy thì mục tiêu đào tạo mới sát thực tế.

- Doanh nghiệp cần tham gia vào công tác đào tạo với nhà trường, thơng qua đó, đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, tác phong, năng lực và kinh nghiệm làm việc của nhân viên cho cơ sở đào tạo như một đơn đặt hàng về nhân lực.

- Phân cơng những giáo viên có kinh nghiệm, chuyên gia đầu ngành tham gia nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động và khả năng của Nhà trường và của Khoa.

- Nhà trường và Khoa có thể tổ chức liên kết đào tạo với các trường có nghề đào tạo tương đương để trao đổi kinh nghiệm, nội dung, chương trình và có thể hợp tác biên soạn giáo trình, xây dựng nội dung chương trình cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở khung chương trình mà Nhà nước qui định.

- Người học nghề hoặc phụ huynh học sinh tham gia hội nghị khách hàng để biết, nắm bắt, nêu các ý kiến tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo trước khi vào học nghề tại trường.

- Ban giám hiệu cần tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề.

- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên truy cập trên mạng Internet về những vấn đề liên quan đến đào tạo làm tài liệu tham khảo hoặc nhà trường, khoa liên hệ mua giáo trình, tài liệu của các đơn vị trong nước có giáo trình có chất lượng cao hoặc của nước ngồi có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề để nghiên cứu, tham khảo giúp giáo viên cập nhật được với trình độ tiên tiến trên thế giới.

- Sau một khóa học Nhà trường, Khoa tổ chức rà soát kiểm tra lại chương trình, nội dung, để lược bỏ những phần không cần thiết, bổ sung những vấn đề mới cho phù hợp với thị trường lao động hiện tại.

- Xây dựng nơi dung chương trình đào tạo cho nghề trên cơ sở chương trình khung Quốc gia do Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề ban hành song có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu chất lượng của thị trường lao động.

- Chỉ đạo việc cải tiến đổi mới nội dung, chương trình phải cụ thể, sâu sát. Khoa, tổ bộ môn thống kê danh mục cần đổi mới theo hướng tăng kiến thức thực tế, bài tập thực hành, cải tiến nội dung giảng dạy.

- Chỉ đạo, tổ chức cho giáo viên đi thực tế ở các doanh nghiệp để nghiên cứu những vấn đề mới của thực tiễn, cái cần ở tay nghề của học viên khi ra trường, từ đó lấy tư liệu làm cơ sở bổ sung cho bài giảng hoặc làm đề tài nghiên cứu khoa học.

- Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn nhằm thống nhất nội dung, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn và cơ sở dịch vụ về giảng dạy và các mặt hoạt động liên quan đến tay nghề và chất lượng đào tạo.

- Có đầy đủ tài liệu, tư liệu, giáo trình đáp ứng cho điều kiện nghiên cứu của giáo viên và học tập của học sinh.

- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, sưu tầm, hệ thống hóa, xây dựng luận cứ để cải tiến nội dung chương trình.

- Mỗi giáo viên phải thực sự tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao, coi việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề là cơng việc quan trọng, là yếu tố để giữ được thương hiệu nhà trường và đảm bảo vị thế của mình trên bục giảng.

- Có đủ tài liệu, tư liệu cho việc nghiên cứu đáp ứng các điều kiện làm việc, thu thập thơng tin lí luận và thực tiễn.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở cơng việc, đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)