Đánh giá chung về thực trạng quản lí đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo cho thấy:
2.5.1. Thành công và nguyên nhân
- Đội ngũ giáo viên, cơng nhân viên của trường có trình độ chun mơn, tinh thơng nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng tâm hiệp lực. Có cơ cấu ngành hợp lí, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học công nghệ hiện đại.
- Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề có thể đáp ứng được cơ bản yêu cầu cần thiết để tổ chức đào tạo trong tình hình hiện nay.
- Chất lượng đào tạo của trường luôn được giữ vững và ổn định, đã xây dựng được thương hiệu. Nhà trường không ngừng lớn mạnh và phát triển. Chất lượng đào tạo khơng ngừng được nâng cao. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo từng bước được cải tiến, gắn lí thuyết với thực hành.
- Mối quan hệ của trường với địa phương, các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, các tổ chức trong việc hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhà trường quan tâm đúng mức nên đã thu hút được nhiều sinh viên vào học nghề, củng cố thương hiệu của nhà trường.
- Cơng tác quản lí trong nhà trường có kỷ cương, tình thương và trách nhiệm, đây là điểm mạnh để cha mẹ học sinh yên tâm tin tưởng gửi con em vào học nghề tại trường.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nghề của trường còn chưa chuyển biến tích cực, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của các cơ sở dịch vụ. Việc đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cịn chậm, chưa cập nhật được nhiều thơng tin mới, phương pháp dạy học mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chưa thực sự phát huy tốt tính sáng tạo, chủ động của người học, chưa kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của sinh viên, học tập chính khóa với ngoại khóa, cịn nặng về lí thuyết…
- Độ tuổi bình qn của cán bộ, giáo viên nhà trường khá cao, chậm được bổ xung cho nên làm chậm đến việc bồi dưỡng thay thế đội ngũ khi nghỉ chế độ hưu trí, và cũng khó khăn cho việc gửi đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật mới.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại đã được đầu tư lâu nên đã xuống cấp và lạc hậu. Để phát triển các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì phải trang bị mới hoặc thay thế bằng các trang thiết bị hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị mới cần nguồn tài chỉnh rất lớn, đây cũng là một khó khăn cho nhà trường.
- Khâu quản lí, chỉ đạo cịn thiếu cụ thể : Phân cơng, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả điều hành chưa cao. Trình độ, năng lực quản lí của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo.
- Thiếu hệ thống thông tin dự báo phục vụ cho phát triển và đào tạo nghề. Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo, chưa đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hóa thống nhất theo các nhóm ngành và ngành đào tạo.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy nghề và học nghề còn yếu, chưa tận dụng khả năng sẵn có…
- Ngân sách tài chính và các yếu tố đảm bảo cho đào tạo, huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.
- Cơ chế chính sách cịn chưa phù hợp, chưa thật sự gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động.
+ Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng cung cầu.
+ Năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa kịp thời… thiếu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề.
+ Tính năng động sáng tạo chưa cao, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức q trình đào tạo.
+ Quy mơ, cơ cấu ngành nghề đào tạo mới tập trung vào một số nghề đã có sẵn các điều kiện đảm bảo (giáo viên, phòng học, xưởng trường, trang thiết bị dạy học…), chủ yếu các nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã và vốn có, chưa tập trung vào đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động - việc làm…
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên chưa đồng bộ, chưa tương xứng với nhiệm vụ và quy mô đào tạo của nhà trường…
+ Chưa kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên… nội dung thi, kiểm tra còn chưa đồng bộ thiếu tính thống nhất trong toàn trường.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2 này đã giải trình các vấn đề sau:
Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, quá trình xây dựng và phát triển và trưởng thành của nhà trường để làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng luận văn.
Từ các kết quả điều tra khảo sát đã nêu ra được thực trạng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo chỉ mới ở mức trên trung bình, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Cũng từ việc phân tích, tổng hợp các số liệu điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra đã cho thấy rõ thực trạng cơng tác quản lí đào tạo nghề Nhà hang – Khách sạn. Từ kết quả nghiên cứu này, kết hợp với những cơ sở lí luận của chương 1 để tiếp tục chương 3 đề xuất các biện pháp quản lí để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn.