Các yếu tố ảnh hƣởng đến đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học thành đô (Trang 38 - 39)

10. Cấu trúc của luận văn

1.6. Quản lý đội ngũ giảng viên trong trƣờng đại học

1.6.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ

giảng viên

1.6.5.1. Yếu tố chủ quan

Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý

“Quản lý ngày nay là một nghề.” Cán bộ quản lý giáo dục ngày nay phải là những con ngƣời toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lƣợc, vừa thành thạo kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng, nghiệp vụ tổ chức sƣ phạm, vừa biết xử lý các tình huống gay cấn của cấp quản lý. Trong đó, kỹ năng cơng tác kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, xử lý thông tin cần theo kịp với sự phát triển của nhà trƣờng trƣớc bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một ngƣời hiệu trƣởng giỏi khơng phải là ngƣời có tham vọng tìm cách giỏi hơn mọi GV, mà là ngƣời biết dùng GV giỏi; do đó, quản lý ĐNGV là cả một nghệ thuật; ngƣời hiệu trƣởng phải làm sao để xây dựng ĐNGV thành một tổ chức biết học hỏi. Vậy việc đào tạo, bồi dƣỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, bản thân đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trƣờng cũng phải luôn luôn “biết học hỏi”.

Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giảng viên

Đất nƣớc đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng cao- sản phẩm của các cơ sở đào tạo. Từ đó, địi hỏi ĐNGV phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất tốt.

Quản lý ĐNGV là làm cho đội ngũ này luôn ln vận động tự làm mới mình bằng con đƣờng biết “Học - Hỏi - Hiểu - Hành”. Đây là phƣơng châm hành xử của con ngƣời hiện đại, cũng là phƣơng châm hành xử của một tập thể. Ngƣời quản lý nhà trƣờng phải tạo ra đƣợc phƣơng châm hành xử này cho từng ngƣời và cho cả tập thể - chủ yếu là ĐNGV.

1.6.5.2. Yếu tố khách quan

Quan điểm, chủ trương về quản lý giảng viên

Đảng, Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, coi đây là “quốc sách hàng đầu”, từ đó có định hƣớng, có những nghị quyết, chỉ thị, quyết định,...về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Đây cũng là cơ sở để hiệu trƣởng các trƣờng hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch về phát triển ĐNGV cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời đại mới.

Các điều kiện hỗ trợ

Để công tác quản lý ĐNGV mang lại hiệu quả cao thì phải gắn liền với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này về nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch; về các nguồn lực đƣợc huy động để thực hiện các giải pháp quản lý ĐNGV,...Trong quản lý ĐNGV có thể coi các yếu tố chủ quan nhƣ là nội lực, các yếu tố khách quan là ngoại lực. Nhƣ vậy, nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại lực là điều kiện hỗ trợ; song chúng không hề tách rời, mà luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học thành đô (Trang 38 - 39)