10. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Đại học Thành Đô
3.3.4. Biện pháp về sử dụng đội ngũ giảng viên
Sử dụng ĐNGV là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trƣởng. Sử dụng ĐNGV bao gồm việc bố trí, phân công công tác; xếp ngạch, bậc lƣơng, nâng lƣơng; kiểm tra, đánh giá xếp loại GV; thuyên chuyển,...
Lực lƣợng GV trẻ là nòng cốt cho tƣơng lai. Ngƣời quản lý cần phải biết phát hiện đúng phẩm chất cá nhân của GV trẻ để giao cho họ những công việc phù hợp ngồi cơng tác giảng dạy nhƣ: cơng tác Đồn thanh niên, cơng tác Hội sinh viên, văn nghệ, thể thao,...sẽ giúp họ mau trƣởng thành và sẽ là lớp ngƣời kế cận, thay thế xứng đáng cho thế hệ đi trƣớc.
3.3.4.2. Cách thực hiện
a. Biện pháp 1: Sắp xếp, bố trí và phân cơng lao động hợp lý
Nguyên tắc sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho GV là: “đúng ngƣời, đúng việc”. Mỗi GV, ngồi trình độ đã đƣợc cơng nhận bằng các văn bằng chứng chỉ, cịn có năng lực, sở trƣờng riêng. Vì vậy, việc sắp xếp, bố trí, phân cơng lao động hợp lý là để giải phóng tiềm năng của mỗi ngƣời, tạo cơ hội cho GV phát huy hết khả năng sẵn có của mình là điều hết sức quan trọng.
Khi sắp xếp, phân công GV cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Quán triệt sử dụng GV theo mục đích đào tạo;
+ Phân cơng nhiệm vụ đúng chuyên môn đào tạo của GV.
+ Từ yêu cầu đảm bảo chất lƣợng đào tạo và lợi ích học tập của sinh viên, bố trí xen kẽ GV cũ và GV mới, GV nhiều kinh nghiệm và GV chƣa có nhiều kinh nghiệm để họ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.
+ Đảm bảo khối lƣợng giờ dạy, kiêm nhiệm vừa phải đối với mỗi GV, đặc biệt lƣu ý GV nữ đang có con nhỏ, GV có sức khỏe yếu.
+ Phải đảm bảo sự cơng bằng trong bố trí, phân cơng lao động của GV + Ngay từ đầu năm học, sau khi phân công nhiệm vụ chuyên môn cho GV; trƣởng khoa tổng hợp đƣợc số giờ lao động trong năm học của mỗi GV (giảng dạy, NCKH, công tác kiêm nhiệm), đối trừ với số giờ chuẩn trong năm
để biết số giờ của mỗi GV còn phải làm nghĩa vụ; làm báo cáo về Phòng Đào tạo tổng hợp trình Hiệu trƣởng.
+ Từ việc tổng hợp nhu cầu công việc đột xuất và thời vụ của Trƣờng theo đề xuất của các bộ phận; Trƣởng phịng Tổ chức – Hành chính xây dựng phƣơng án bố trí sử dụng lao động ngoài nhiệm vụ chính, nhƣng gần với chuyên môn của GV (coi thi, quản lý lớp học, tham gia tuyển sinh, tham gia cơng tác đồn thể,...) thông qua lãnh đạo Nhà trƣờng duyệt làm căn cứ thực hiện. Các mặt công tác này cũng đƣợc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chặt chẽ.
Tuy đây chƣa phải là biện pháp tối ƣu, nhƣng trong điều kiện hiện tại thì nó đƣợc coi là phù hợp, đảm bảo sự công bằng trong lao động giữa từng cá nhân, từng bộ phận với nhau, tạo sự đoàn kết nội bộ và tinh giảm đƣợc nhân sự, đảm bảo nguồn thu trong việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
b. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Để đảm bảo sử dụng tốt ĐNGV cần hết sức coi trọng quản lý hoạt động giảng dạy: giờ lên lớp, tiến độ thực hiện chƣơng trình, kết quả giảng dạy của GV, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Để quản lý hoạt động giảng dạy của GV, Hiệu trƣởng cần phân cơng các Phó hiệu trƣởng, Trƣởng phịng, Trƣởng khoa, Trƣởng bộ mơn giúp mình trong cơng tác quản lý tập trung vào các nội dung:
+ Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững các mục tiêu mơn học, ngành học; chƣơng trình, giáo trình, các quy định, quy chế chun mơn;
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu mà Nhà trƣờng giao cho đơn vị và cá nhân;
+ Bàn bạc việc thực hiện chƣơng trình; tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa; giúp đỡ sinh viên tự học, tự nghiên cứu;
+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực;
+ Đăng ký và thực hiện các đề tài NCKH; khuyến khích GV viết giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu hƣớng dẫn học tập cho sinh viên;
+ Cử GV đi thực tế, tham quan học hỏi kinh nghiệm;
+ Sẵn sàng tham gia và thực hiện tốt công tác khác theo yêu cầu của Nhà trƣờng;
+ Xây dựng khoa, tổ bộ môn thành tập thể sƣ phạm đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ.
c. Biện pháp 3:Tăng cường quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của giảng viên
- Mục đích:
+ Nghiên cứu phát triển các chƣơng trình giáo dục trong Nhà trƣờng theo chức năng đặc thù riêng: chú trọng nhiều đến các kỹ năng thực hành, các yếu tố giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cơng nghệ; từ đó, định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng; thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lƣợng và hệ thống kiểm định chất lƣợng giáo dục.
+ Khắc phục tình trạng xem nhẹ cơng tác NCKH, chƣa coi nó là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của GV trong trƣờng; tạo thói quen và lịng say mê NCKH trong ĐNGV.
+ Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phƣơng pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tƣ duy sáng tạo, bồi dƣỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng tự giải quyết vấn đề cho ngƣời học. Áp dụng một cách sáng tạo các phƣơng pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy - học trong Trƣờng và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
+ Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ gắn liền với việc tăng cƣờng nguồn lực cho hoạt động khoa học - cơng nghệ trong đó có việc nâng cao trình độ, năng lực hoạt động NCKH của GV, cán bộ trong Trƣờng.
+ Xây dựng các văn bản quy định về công tác NCKH phù hợp với thực tế, bảo đảm tính hợp lý, khuôn khổ pháp lý và quyền lợi của GV khi làm đề tài NCKH.
+ Nâng cao năng lực NCKH của ĐNGV; thƣờng xuyên bồi dƣỡng phƣơng pháp NCKH cho cán bộ, GV (hiện nay khả năng NCKH của nhiều GV còn rất hạn chế); chọn những đề tài phù hợp để tăng cƣờng làm việc NCKH theo nhóm để GV có điều kiện giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau và tạo động lực NCKH cho GV. Cụ thể hóa nhiệm vụ NCKH thành những loại hình cơng việc để GV lựa chọn tùy theo điều kiện, năng lực của mình. Ví dụ nhƣ thực hiện đề tài nghiên cứu; tham gia chƣơng trình, dự án, đề án; viết sách giáo khoa, giáo trình bộ mơn, đề cƣơng bài giảng; viết tóm tắt khoa học, tổng luận khoa học, nhận xét khoa học, bài báo khoa học,...
+ Thực hiện phân cấp tổ chức và quản lý đề tài NCKH ở cấp khoa và cấp Trƣờng; thực hiện nghiêm túc quy định về định mức giờ chuẩn NCKH đối với từng chức danh giảng viên. Hiệu trƣởng chỉ đạo các đơn vị xây dựng định hƣớng NCKH cụ thể, sao cho giảng viên nào cũng có đủ việc để hồn thành định mức NCKH đƣợc giao. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, cần phải xác định những trọng tâm nghiên cứu, xác định đề tài mũi nhọn, cơ bản, gắn với chuyên môn, gắn yêu cầu nghiên cứu khoa học với áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào thực tế ở địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, để giảng viên lựa chọn theo khả năng, tránh tình trạng phân tán, tràn lan kém hiệu quả. Gắn kết đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên với các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Tăng cƣờng cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hƣớng hiện đại hóa; tăng cƣờng bổ sung kinh phí cho hoạt động NCKH (tối thiểu 1% ngân sách hàng năm) theo Luật Khoa học – Công nghệ; xây dựng hồn thiện cơ sở thơng tin; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nối mạng nội bộ, hoàn thiện và sử dụng một cách có hiệu quả hơn website của Trƣờng, giới thiệu năng lực và thế mạnh của Nhà trƣờng với xã hội, ...
+ Chủ động hơn nữa trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của các dự án, nhất là các dự án do Bộ GD & ĐT chủ trì để cử GV đi thực tập, trao đổi, dự hội nghị khoa học và học tập ở nƣớc ngoài.
+ Quan hệ với 03 trƣờng đại học đã ký kết hợp tác toàn diện với Trƣờng (trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội, trƣờng Đại học Cơng Nghiệp Hồ Chí Minh, trƣờng Cao đẳng cơng nghệ ơtơ Nakanihon – Nhật Bản) và một số trƣờng đại học có uy tín, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc để giao lƣu, trao đổi, hợp tác trong đào tạo, NCKH, chuyển giao cơng nghệ; có kế hoạch chia sẻ nguồn tài nguyên về mọi mặt giữa các trƣờng, các cơ quan nghiên cứu với nhau, nhằm thơng qua đó tăng cƣờng hợp tác để phát triển Nhà trƣờng.
+ Tiến hành tổng kết, đánh giá định kỳ công tác NCKH; khen thƣởng kịp thời những cơng trình NCKH có chất lƣợng cao.
+ Bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực quản lý cho Phịng khoa học cơng nghệ và hợp tác quốc tế của Trƣờng; phát huy chức năng tham mƣu của bộ phận này trong quản lý NCKH; thƣờng xuyên chăm lo bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ NCKH, chú trọng tạo nguồn từ lớp GV trẻ.
d. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế
Nhà trƣờng cần phát huy và mở rộng liên kết với các trƣờng đại học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV; đồng thời thực hiện cam kết mà Trƣờng đã ký kết hợp tác với 03 trƣờng đại học về các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ CB - GV, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tăng cƣờng cơ sở vật chất – trang thiết bị.
Nhà trƣờng phải có định hƣớng và kế hoạch thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và NCKH theo quy định của Chính phủ; cử cán bộ, GV, học sinh, sinh viên tham quan học tập ở nƣớc ngoài; mời các giáo sƣ, nhà khoa học, chuyên gia là ngƣời nƣớc ngoài đến giảng dạy và trao dổi khoa học theo quy định của pháp luật.
Trong những năm trƣớc mắt, Nhà trƣờng phải chuẩn bị tiềm lực cho ĐNGV đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ để mở rộng và từng bƣớc đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các trƣờng đại học, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong nƣớc. Thơng qua các đề án của Chính phủ nhƣ đề án 322, đề án Mekong 1.000,..., các dự án của Bộ GD&ĐT, của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của các nƣớc để gửi các GV đi đào tạo trình độ cao ở trong nƣớc và quốc tế để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, GV.
e. Biện pháp 5: Xây dựng tập thể sư phạm
Trong tập thể sƣ phạm, do tính đa dạng về cơ cấu, sự phân cơng chun mơn hóa cao về mặt sƣ phạm, tính độc lập, đa dạng của lao động nghề nghiệp có thể dẫn đến kỷ cƣơng của trƣờng bị lỏng lẻo. Vì vậy, việc xây dựng các nền nếp lao động, sinh hoạt trong Nhà trƣờng là cơ sở duy trì kỷ cƣơng, là tiền đề cho sự đồn kết nhất trí. Các nền nếp trong Nhà trƣờng gồm:
+ Các nền nếp chuyên môn; + Các nền nếp về hành chính; + Các nền nếp sinh hoạt tập thể.
Để xây dựng và thực hiện tốt các nền nếp, Nhà trƣờng nên tổ chức cho tập thể sƣ phạm bàn bạc, thảo luận dân chủ và xây dựng những quy định này trở thành yêu cầu của tập thể, để mọi ngƣời tự giác thực hiện.
f. Biện pháp 6: Cải tiến công tác đánh giá cán bộ, GV
Đánh giá cán bộ, GV để thấy rõ năng lực, trình độ, kết quả cơng việc, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt, đào tạo bồi dƣỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, GV.
Đánh giá cán bộ, GV là một nội dung quan trọng của công tác quản lý. Trong đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, khoa học; phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá.
Lâu nay, việc đánh giá cán bộ, GV thƣờng làm chƣa chặt chẽ. Việc tổ chức đánh giá chƣa sâu, cịn nể nang, ngại phê bình những thiếu sót của nhau,
nên tác dụng chƣa cao, chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân, tập thể. Vì vậy, phải xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, lấy kết quả đánh giá làm cơ sở quan trọng để xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thƣởng, giải quyết chính sách;
Tóm lại, việc bố trí, sử dụng giảng viên vào những cƣơng vị công tác là một việc làm đòi hỏi nhà quản lý, đặc biệt là ngƣời đứng đầu Nhà trƣờng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu) phải dày công suy nghĩ để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, giáo dục; đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lao động sáng tạo của ngƣời giảng viên.