Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 66 - 67)

I. Cây công nghiệp

3.4.1.Những kết quả đạt được

Trong những năm qua với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều kiều kiện thuận lợi, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững đã đạt những kết quả khả quan: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm dần từ 50,11% năm 2009 giảm xuống 45,31% năm 2012; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 24,66% năm 2009 lên 32,21% năm 2012; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 25,23% năm 2009 xuống 22,48% năm 2012.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển tồn diện cả về nơng, lâm, ngư nghiệp đặc biệt cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo thướng tích cực: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi theo hướng nâng cáo giá trị gia tăng.

Trong nội bộ ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng phát huy thế mạnh của các loại cây thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của huyện, các giống cây mới, phương pháp gieo trồng mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đen lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường vì vậy giá trị thu nhập không ngừng tăng lên.

Chăn nuôi phát triển mạnh và chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Chăn ni nhỏ lẻ dần được thu hẹp và thay thế là các mơ hình trang trại, nhiều giống mới được đưa vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như: bò lai sind, vịt siêu trứng, chăn ni rắn, nhím…Từ đó đã giá trị sản xuất hàng hóa, đảm bảo cung cấp cho thị trường trong huyện và cung cấp cho thị trường lân cận.

- Công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có bước phát triển mới với sự gia tăng của các cơ sở công nghiệp chế biến hàng nông sản và lâm sản. Cùng với việc ứng dụng máy móc cơng nghiệp vào sản xuất nơng, lâm nghiệp đã đem lại một bộ mặt mới trong phương thức sản xuất, chế biến nông, lâm sản. Các làng nghề truyền thống ở nhiều địa phương được nhân rộng và phát triển tạo cơ hội cho nhiều hộ nông dân chuyển đổi ngành nghề, mở rộng sản xuất, tăng sử dụng lao động và thu nhập cho người lao động.

- Dịch vụ nông thơn bước đầu đã có bước phát triển và khơng ngừng mở rộng phạm vi phục vụ các nhu cầu sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người nông dân, một số dịch vụ phát triển như dịch vụ trồng cây, tưới tiêu, sơ chế sản

phẩm. Sự phát triển của nhiều loại hình hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nơng nghiệp đã góp phần phát triển nhanh các loại hình dịch vụ trong nơng thơn.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có những thay đổi tích cực, lao động nơng nghiệp giảm dần từ 80,72% năm 2009 xuống 69,73% năm 2012; lao động trong ngành công nghiệp tăng lên từ 6,16% năm 2009 lên 14,62% năm 2012; dịch vụ từ 6,16% năm 2009 lên 10,63% năm 2012. Tỷ lệ lao động qua đạo tạo tăng từ 18% năm 2009 lên 21,9% năm 2012.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sông Lơ được diễn ra nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng lên.

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 66 - 67)