Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 65)

I. Cây công nghiệp

3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

3.2.2.1. Đối với kinh tế trang trại

Trong những năm qua thành phần kinh tế trang trại đã có bước phát triển quan trọng, đóng vai trị ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển hướng tới một nền sản xuất với quy mơ hàng hố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân với số lượng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đến năm 2012, tồn huyện có 102 trang trại, trung bình mỗi trang trại có số vốn sản xuất kinh doanh đạt 150 triệu đồng/trang trại. Trong đó, số trang trại chăn nuôi chiếm số lượng lớn nhất 43 trang trại (bằng 41,15%) với số vốn sản xuất kinh doanh trung bình đạt 300 triệu đồng/trang trại, tiếp đến là các trang trại lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, sản xuất kinh doanh tổng hợp. Số các trang trại về trồng cây ăn quả, trồng cây hàng năm còn chiếm tỷ lệ thấp.

Năm 2010, tồn huyện có 25 hợp tác xã; trong đó: có 5 Hợp tác xã điện, 11 Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường. Sau khi bàn giao lưới điện hạ thế nông thôn sang ngành điện quản lý, hiện nay một số hợp tác xã dịch vụ điện đang tổ chức lại và chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh. Có 10 Hợp tác xã đạt doanh thu sản xuất kinh doanh từ 0,5 đến 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 37% tổng số hợp tác xã.

Hiện nay hoạt động của HTX còn nhiều tồn tại như: vai trò của HTX còn mờ nhạt đối với sản xuất; nội dung, hình thức hoạt động chưa thực sự chuyển biến, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong cơ chế thị trường; năng lực cán bộ HTX còn yếu cả về nhận thức về luật HTX mới, về quản lý, về thị trường… Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của quá trình phát triển HTX kiểu mới, làm cho kinh tế tập thể chưa khẳng định được vị trí.

3.2.2.3. Kinh tế hộ

Là thành phần kinh tế đóng vai trị chủ yếu ở nơng thôn và là yếu tố quan trọng quyết định q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn. Theo số liệu điều tra năm 2012, số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 19.437 hộ (chiếm 74,76% tổng số hộ), hộ xây dựng có số lượng ít nhất với 474 hộ. Các hộ thương nghiệp và hoạt động sản xuất trong lĩnh vực cơng nghiệp đã có một số lượng đáng kể với trên 2000 hộ.

Hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất năng động tự chủ trong sản xuất có quyền quyết định từ : Đầu tư sản xuất, loại sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, phát huy mọi khả năng lao động, tiền vốn, sự sáng tạo, ham muốn làm giàu của mình. Số hộ nghèo giảm nhiều trung bình từ 1-2%/năm thơng qua các chương trình hỗ trợ việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi v.v.. Thu nhập của người lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 2-3 lần.

Tuy nhiên đến nay trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hố các hộ gia đình đã bộc lộ những hạn chế, họ khơng thể tự vươn tới được để độc lập hồn tồn mà cần đến vai trị của HTX nông nghiệp ở các khâu: Thuỷ nông, bảo vệ thực vật, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường cơ giới hoá các khâu trong sản xuất.

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 65)