NÔNG THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững? Làm thế nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững?
- Những kết quả đạt được trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn của huyện Sông Lô trong những năm qua, nguyên nhân, tồn tại cần phải giải quyết?
- Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững trước u cầu thực tiễn cần phải làm gì? Có những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Dựa trên những nguồn số liệu sẵn có để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu này có thể được thu thập từ các nguồn sau:
- Từ các địa phương trong huyện.
- Từ các phịng, ban, ngành của huyện có liên quan. - Từ các cơng trình nghiên cứu.
- Từ các nguồn tài liệu khác như: Niên giám thống kê Việt Nam; niên giám thống kê của tỉnh, tạp chí, sách, báo, báo điện tử…
2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình chuyển dịch cơ câu kinh tế - xã hội của huyện.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thơng tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế; trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để xác định mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thông qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012. Phương pháp này
dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế khách quan đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thơng qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, khơng gian để có nhận xét đúng đắn về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sông Lô.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong q khứ, từ đó rút ra kết luận bổ ích cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai, cho nghiên cứu khoa học. Thường nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm đi vào nghiên cứu các diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện, ở đây tác giả nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện. Nghiên cứu các giải pháp mà trước đó đã áp dụng trong giải quyết việc nâng cao hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững để từ đó tìm ra giải pháp có tính khả thi, tương đối hồn hảo đối với việc nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững huyện Sông Lô.
2.2.3. Phương pháp sử lý thông tin
Sau khi thu thập, tồn bộ những thơng tin thứ cấp được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Tồn bộ thơng tin số liệu đều được kiểm tra, và tính tốn, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu thơng qua phần mềm Microsoft Office Excel. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng phát triển bền vững hướng phát triển bền vững
2.2.4.1. Chỉ tiêu về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ trọng ngành lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) ở nông thôn. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Tỷ suất hàng hóa. + Năng xuất lao động.
+ Giá trị sản phẩm/1 ha canh tác.
2.2.4.2. Các chỉ tiêu phát triển xã hội
- Cơ cấu lao động trong các ngành ở nông thôn (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp, lao động di cư đi làm việc nơi khác.
- Chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo (tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học, số trường học, tỷ lệ lao động qua đào tạo…)
- Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe (số giường bệnh/1 vạn dân, số trạm y tế có bác sỹ, tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế).
- Tỷ lệ hộ nghèo.
2.2.4.3. Chỉ tiêu về môi trường
- Tỷ lệ rác thải được thu gom.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch. - Tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ.
- Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.4.4. Các chỉ tiêu về điều kiện bảo đảm phát triển bền vững
- Vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. - Lao động qua đào tạo nghề ở nông thôn. - Quy mô đất canh tác bình quân/1 hộ.
- Năng lực cơ sở hạ tầng ở nông thôn (điện, giao thông, thủy lợi…) - Cơ sở sản xuất giống (trạm, trại).
- Chợ nông thôn.
Chương 3