Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số nước khu vực Châu Á

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 31 - 36)

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha, gấp 2,68 lần nước ta. Dân số có 58 triệu người, bình qn đất canh tác gấp 4 lần nước ta (3.756 m2/người), thuộc diện cao nhất các nước trong khu vực.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su thuộc hàng đầu thế giới và đứng thứ 3 về xuất khẩu đường. Cơ cấu kinh tế đã chuyển biến rõ rệt trong khoảng 20 năm.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế Thái Lan từ năm 1970 đến 1991

Năm GDP nông lâm ngư nghiệp GDP công nghiệp chế biến GDP ngành xây dựng GDP ngành dịch vụ GDP ngành khai thác mỏ 1970 28,9 14,0 5,8 48,3 3,0 1980 26,2 19,2 5,8 45,8 3,1 1991 14,7 25,6 7,5 50,6 1,6

Tài liệu trên cho thấy GDP ngành nông nghiệp giảm xuống một nửa sau 20 năm, trong khi ngành công nghiệp chế biến đã tăng từ 14% lên 25,6% thể hiện rõ sự phát triển đa dạng hố sản phẩm nơng, lâm ngư nghiệp cho xuất khẩu của Chính phủ. Trên thực tế các vùng chuyên canh lớn được hình thành, đồng thời các khu cơng nghiệp chế biến có trang bị hiện đại của Nhật, Mỹ và các nước phát triển khác được xây dựng để thu hút nông sản chế biến. Như vậy vừa khuyến khích nơng dân, vừa chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thơn lại vừa tạo ra sản phẩm hàng hố có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng. Nơng sản hàng hố xuất khẩu của Thái Lan rất được thị trường quốc tế ưa chuộng, được tiêu thụ trên 100 nước trên thế giới đã góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho Thái Lan.

Có được thành cơng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hố nơng sản phải kể đến sự đóng góp to lớn của cơng nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm mà Thái Lan đã đầu tư ứng dụng trước một bước so với các nước trong khu vực. Vì thế, các sản phẩm của họ có sức cạnh tranh cao lại khá ổn định như chất lượng gạo xuất khẩu năm 1990 tốt hơn so với năm 1986 làm cho giá tiêu thụ tăng từ 220 USD/tấn lên 300 USD/tấn. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu, Thái Lan khơng chỉ có đầu tư xây dựng cơng nghiệp chế biến nơng sản, mà cịn quan tâm phát triển đồng bộ các ngành cơng nghiệp cơ khí, điện, giao thơng, cơng nghệ sinh học và thị trường phục vụ phát triển kinh tế nơng thơn. Có thể nói Chính phủ đã mạnh dạn đi trước một bước về điện khí hố nơng thơn bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) nên đến năm 1991 đã có 94% số làng, xã nơng thơn có điện, đồng thời hạ giá điện tiêu dùng của nông dân thấp hơn thành phố nên đã khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội nông thôn.

Cuối những năm 50 máy móc cơng nghiệp đã được đưa vào các vùng trọng điểm để phục vụ các khâu sản xuất nặng nhọc như làm đất, tưới tiêu...nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra một khối lượng nông sản phẩm hàng hoá lớn, tập trung thuận lợi cho chế biến sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế Thái Lan chuyển dịch được như vậy cũng một phần nhờ vào chính sách phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và công nghiệp nơng thơn. Nhiều ngành sản xuất thủ cơng được duy trì phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như chế tác vàng bạc, đá quý, nghề gốm sứ cổ truyền. Cịn cơng nghiệp nơng thơn Thái Lan là các xí nghiệp vừa và nhỏ có từ 10- 30 cơng nhân sản xuất các máy nông cụ và động cơ cỡ nhỏ. Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Thái Lan trong những năm qua đều hướng vào xuất khẩu, vì thế các vùng trọng điểm nơng nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản xuất khẩu khá lớn. Tỷ trọng hàng hố nơng sản của các trang trại nước này từ những năm 80 đã chỉ ra điều đó:

- Lúa gạo sản xuất 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 5 triệu tấn/năm. - Cao su sản xuất ra 850.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 760.000 tấn/năm, bằng 89,4%.

- Tơm sản xuất ra 107.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 28.000 tấn/năm, bằng 26,1%.

Ngoài ra phải kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các biện pháp quản lý vĩ mô thông qua các công cụ kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn. Mặc dù Chính phủ đã chủ trương thực hiện cơ chế thị trường với mọi loại sản phẩm hàng hoá nhưng vẫn quan tâm đến sự ổn định giá vật tư nông nghiệp và lương thực, thể hiện là có thành lập một Uỷ ban Nhà nước về giá gạo và được vay vốn ưu đãi để mua lúa gạo với giá cao hơn giá thị trường để dự trữ hoặc nông dân được vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất thấp khi giá thóc rẻ, đến khi thóc đắt họ sẽ bán thóc để hồn lại vốn vay (Năm 1990 Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan đã cho nông dân vay 1,3 tỷ USD với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất. Chính phủ coi khoản đầu tư đó là then chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn).

Từ nghiên cứu thực tế công nghiệp hố nơng nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của Thái Lan trong 40 năm qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau đây:

- Thực hiện đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo ổn định sản xuất lương thực.

- Đầu tư kịp thời công nghệ chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm rủi ro cho nơng dân, giữ được chữ tín với khách hàng.

- Cho đến giai đoạn phát triển kinh tế ở mức độ cao, trọng tâm của chính sách hiện đại hố đất nước đã chuyển sang sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn như đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và tiêu thụ nông sản (gạo, rau quả, thịt, tôm...) và hỗ trợ nơng dân đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao nhất trong lịch sử ở 5 năm đầu tiên chính thức thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2001-2005), hiện nay có nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đơi so với giai đoạn trước đó, đặc biệt hầu hết các nguy cơ cảnh báo trước khi gia nhập WTO đều không xảy ra.

Qua 20 năm cải cách nông nghiệp, Trung Quốc đã xây dựng một nền nơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, đã thu được những bài học kinh nghiệm quý báu về lý luận lẫn thực tiễn, đó là bảo đảm quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nơng dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế trong đó cơng hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khốn gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo sức sống mới cho kinh tế nơng thơn; khuyến khích nơng dân phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khốn chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp, coi trọng cao độ nơng nghiệp kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị. Nền nơng nghiệp của Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất cơng nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Nhờ phát triển công nghệ sinh học, tạo ra các giống lúa lai “ thế hệ 1”, “ thế hệ 2”, “ thế hệ 3” dẫn đến bước nhảy vọt về năng suất lúa, sản lượng lương thực và năng suất lao động. Nhờ vậy sản lượng lương thực của Trung Quốc vượt mức 435 triệu tấn và mức bình quân lương thực đạt 390kg/người đứng vào loại cao nhất châu Á. Chính sách khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp của Trung Quốc tập trung vào những vấn đề như giống, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mơ hình triển khai cơng nghệ sản xuất nơng nghiệp và gửi nhiều người đi du học ở những nước có nền nơng nghiệp cơng nghiệp hố cao (như Anh, Mỹ) nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học - công nghệ hiện đại. Ước tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tiến bộ khoa học - cơng nghệ đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ là nước đông dân nhất vùng Nam Á và đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Tuy có truyền thống sản xuất nơng nghiệp nhưng thời kỳ đầu mới giành độc lập, đất nước này thường xuyên bị nạn đói đe dọa. Sớm nhận thấy vai trị của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước nên từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Chính phủ đã đề cập đến vấn đề cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn.

Năm 1977 Chính phủ Ấn Độ cụ thể hố danh mục sản phẩm công nghiệp nông thôn và chủ trương phát triển các ngành nghề phù hợp với yêu cầu thiết thực sau:

- Ngành nghề đó phải nhằm vào khai thác sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc có trong nước, hạn chế các ngành phải sử dụng nguyên vật liệu nhập ngoại.

- Các ngành nghề có yêu cầu thiết bị đơn giản, cơng nghệ phù hợp với trình độ tay nghề của nơng dân, thu hút rộng rãi các tầng lớp lao động ở nông thôn.

- Những ngành nghề địi hỏi khơng nhiều vốn đầu tư mà cần nhiều lao động. - Quy mơ sản xuất thích hợp với gia đình về lao động, tiền vốn, nhà xưởng và trình độ quản lý.

Những yêu cầu đặt ra trên đây là xuất phát từ điều kiện kinh tế nói chung, nơng nghiệp, nơng thơn Ấn Độ nói riêng. Do vậy, thế mạnh các ngành tiểu thủ công truyền thống được khơi dậy ở các địa bàn nông thôn như chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất các hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, cơng cụ cho sản xuất nơng nghiệp...Có tới 73% số xí nghiệp sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn và thu hút tới gần 70% lao động làm việc trong các xí nghiệp này. Nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, Chính phủ Ấn Độ đã lồng ghép các chương trình phát triển sản xuất nơng nghiệp (bằng các cuộc cách mạng xanh rồi cách mạng trắng) với chương trình cơng nghiệp nơng thơn thành chương trình phát triển nơng thơn tổng hợp. Thời gian thực hiện chương trình tổng hợp này trong 10 năm (1980 - 1990) đã tạo việc làm cho 15 triệu hộ gia đình và cải thiện đời sống nghèo đói của gần 100 triệu người.

Đồng thời với các chương trình của nơng thơn, Chính phủ cịn quan tâm phát triển các ngành công nghiệp nặng nhằm hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nội dung cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nhằm vào sinh học hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hố, cơ giới hố, điện khí hố trong nơng nghiệp. Cơng nghiệp hố nơng nghiệp đã làm cho sản phẩm lương thực tăng bình quân 3%/năm trong những năm 80. Cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn không chỉ nhằm vào tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm mà cịn khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm theo u cầu của thị trường trong và ngồi nước. Nhiều nơng sản chế biến của Ấn Độ như gạo, lúa mì, sữa, da, lông... được thị trường thế giới ưu chuộng.

Trong nửa thế kỷ qua Ấn Độ đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực giải quyết lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác thơng qua các chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ. Một trong những chương trình ln được chính phủ và nhân dân Ấn Độ quan tâm thực hiện là chương trình tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn, coi nông nghiệp nông thôn là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy rằng các ngành nghề truyền thống và công nghiệp nông thôn hiện vẫn chưa thu hút được nhiều lao động như các nước khác trong cùng châu lục nhưng cũng có thể coi đó là một bài học khá điển hình trong cơng cuộc phát triển kinh tế nơng thôn của một nước đông dân như Ấn Độ.

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 31 - 36)