I. Cây công nghiệp
NHỮNG GIÁI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN SÔNG LÔ
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững
huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững
4.1.1. Quan điểm
Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơng Lơ trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững trong những năm tiếp theo đó là:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong q trình đổi mới tồn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với cá địa phương trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các địa phương trong vùng lân cận. Đảm bảo thu hẹp khoảng cách giữa huyện Sông Lô với các huyện trong tỉnh.
2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng: Thúc đẩy nhanh khu vực dịch vụ, thương mại, thúc đẩy các ngành cơng nghiệp, thiểu thủ cơng nghiệp có lợi thể như cơng nghiệp vật liệu xây dựng, khai khoáng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ…; xây dựng nền nông – lâm nghiệp đa dạng gắn kế với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đẩy nhanh tốt độ đơ thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị theo hướng hiện đại, gắn với vành đai nông thôn; nông thôn được phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hóa làng, xóm.
4. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái
và kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự trênh lệch giữa nông thôn với vùng đô thị.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phịng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững là: Xây dựng huyện Sông Lô thành một huyện cơng nghiệp có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao của tỉnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu kinh tế
- Tạo nền tảng để đến trước năm 2020 Sông Lô trở thành huyện phát triển về thương mại - dịch vụ - công nghiệp và đến năm 2030 trở thành một huyện công nghiệp với cơ cấu chiếm từ 50% trở lên nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và hiệu quả hơn các thời kỳ trước. Trong giai đoạn 2014 – 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 18 -19%/năm. Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân/đầu người đạt 25 triệu đồng và đến năm 2020 đạt trên 40 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế của huyện hướng tới tiến bộ và hiện đại, tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên và tương ứng là tỷ trọng của các ngành khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, cơ cấu kinh tế đảm bảo sự phát triển hài hịa và có thể đảm bảo u cầu tăng trưởng và giải quyết được các vấn đề xã hội đặt ra.
Như vậy, cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng sau: Phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2015. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 35%, dịch vụ là 31% và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 34%; đến năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 50%, 25%, 15%.
- Cơ cấu lao động trong nền kinh tế: Do lượng vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vào các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng nhanh, nên số việc làm tạo ra cho người lao động trong các ngành sẽ tăng lên. Đây là những lý do cơ bản dẫn đến tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp ngày càng tăng. Dự báo giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng lao động trong khu vực phi nơng nghiệp sẽ tăng lên 6,8%. Khi đó cơ cấu lao động trong khu vực phi nông nghiệp đến năm 2020 sẽ là 45%. Thích ứng với nền kinh tế, trình độ lao động cũng dần được cải thiện theo hướng tích cực, lao động có tay nghề ngày càng tăng, dự báo đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt trên 60%.
* Mục tiêu về xã hội:
Giảm tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ văn hóa, xã hội với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, tiến tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh. Như vậy, mục tiêu về xã hội cần đạt được theo hướng như sau:
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2014 – 2020 là 1%. Tăng tỷ lệ đơ thị hóa lên 6,5 – 7,6% vào năm 2015; khoảng 10,2% - 11,5% vào năm 2020. Đảm bảo trên 96% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% năm 2015 và tăng lê trên 60% vào năm 2020.
- Tăng dần số lượng dân cư được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và còn khoảng 5% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng xuống dưới 15% vào năm 2015, dưới 10% vào năm 2020.
- Đến năm 2020 hoàn thành phổ cấp giáo dục trung học phổ thơng có 95% học sinh (trong đó 5% học nghề, 9% giáo dục chuyên nghiệp còn lại tốt nghiệp phổ thơng và bổ túc). Kiên cố tồn bộ trường và lớp học.
- Đến năm 2020 đảm bảo đủ giường bệnh (khoảng 23 giường/vạn dân), số bác sỹ 6 bác sỹ/1 vạn dân, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh (đạt 100% chuẩn quốc gia về y tế). Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi trong giai đoạn 2012 – 2020 và trên 75 tuổi trong giai đoạn 2021 – 2030.
- Cải thiện một bước cơ bản về kết cầu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lưới điện, cấp nước sạch. Đến năm 2020 đảm bảo trên 97% số hộ gia đình được dùng nước sạch.
4.1.3.Định hướng phát triển các ngành chủ lực
4.1.3.1. Đối với cơ cấu các ngành kinh tế
* Đối với ngành nông - lâm - thủy sản
Sơng lơ là huyện miền núi thích hợp với việc phát triển nông nghiệp đa canh với trọng tâm là chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển công nghiệp chế biến nông sản... Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông - lâm - ngư nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến, chăn nuôi phục vụ xuất khẩu, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ứng dụng kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng xuất, giá trị cao vào sản xuất. Thực hiện dồn điền, đổi thửa. Hình thành vùng trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn tập trung và chăn ni thủy sản có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích ở các vùng ven huyện; thay thế cho trồng lúa, màu có giá trị kinh tế thấp trước đây, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Định hướng phát triển nông nghiệp
Phát triển ổn định cây lương thực, tập trung sản xuất một số sản phẩm chủ yếu có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chăn ni bị thịt.
Xác định đúng cây trồng chủ lực cho từng vùng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh: cây rau, màu thực phẩm có giá trị kinh tế cao, trồng hoa, cây cảnh theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp phục vụ đô thị tại các vùng xung quanh trung tâm thị trấn, thị tứ.
Quy hoạch tăng diện tích cây cơng nghiệp và thực phẩm, chuyển những diện tích đất chua trồng lúa sang trồng cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao.
Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất phục vụ đời sống nhân dân, phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, đối với các xã ven Sơng lơ có đất màu mỡ chuyển dịch số diện tích
cây này sang trồng rau sạch phục vụ thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Đối với các xã vùng đất giữa có đồng chiêm trũng và gị đồi: Phát triển theo hướng trồng cây ăn quả, chăn nuôi đàn lợn, đàn bò, phát triển kinh tế trang trại.
Để đạt được mục tiêu trên, phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện như sau:
+ Đối với trồng trọt: Thực hiện đầu tư thâm canh, xây dựng các vùng chuyên canh các giống lúa năng xuất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại nhẵm tăng năng xuất và hiệu quả sản xuất. Ngoài cây lúa, phát triển các loại cây lương thực khác như ngô, khoai...
Nhu cầu về rau của tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Việt Trì tỉnh Phúc Thọ rất lớn nên Sơng Lơ có ưu thế về sản xuất rau. Cần mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau đậu thực phẩm, chú trọng phát triển những loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và cho công nghiệp chế biến...
Sự thay đổi về cơ cấu trong ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu tăng trưởng nhanh của nhóm cây cơng nghiệp ngắn ngày, nổi bật là cây lạc và cây ngô, nhằm cung ứng đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của huyện.
Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả thực phẩm. Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất độc hại trong nơng nghiệp. Nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.
+ Đối với ngành chăn nuôi: Trong những năm tới chăn nuôi được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nơng nghiệp của huyện. Vì vậy, định hướng phát triển chăn ni trong những năm tới như sau:
Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó chú trọng phát triển mạnh về chăn ni lợn, trâu, bị, gà, vịt... Lập các dự án xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, ứng dụng các kỹ thuật chăn ni và phịng trừ dịch bệnh cho các giống vật nuôi.
Tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn bò, đặc biệt chú trọng phát triển đàn bị sữa. Hồn thành việc Sind hóa đàn bị, nâng cao tầm vóc, sức đề kháng, cải tạo giống bị. Tập trung vào chăn ni thịt. Khuyến khích chăn ni bị theo đàn. Đối với đàn lợn, tổ chức vận động nhân dân đưa vào sản xuất các giống lợn siêu nạc, xây dựng đàn lợn nái giống để cung cấp con giống thương phẩm cho các hộ gia đình. Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường trong huyện và hình thành một số vùng chăn ni lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Chăn nuôi gia cầm, chú trọng phát triển theo mơ hình trang trại nhỏ, ni các loại gia cầm có chất lượng cao như gà ri, ngan Pháp...
+ Đối với ngành lâm nghiệp: Trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp của huyện phát triển theo những định hướng cơ bản sau:
Phát triển kinh tế lâm nghiệp, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao chất lượng rừng, phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ trên 30% vào năm 2020. Đảm bảo môi trường sinh thái cho khu vực đô thị và nông thôn.
Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng hiện có phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời góp phần tích trữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp.
Tăng cường quản lý, bảo vệ, diện tích rừng hiện có, chú trọng đầu tư gắn giải pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và tăng nhanh tốc độ trồng rừng phủ xanh đất trống, đối núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ rừng.
Quy hoạch, thực hiện dự án thâm canh rừng tự nhiên và rừng trồng để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng, trồng cây ăn quả vùng đồi, kết hợp với cây công nghiệp dài ngày với cây lâm nghiệp theo mơ hình trang trại.
+ Đối với ngành thủy sản: Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, chú trọng vào khâu giống, kỹ thuật để nâng cao năng xuất và chất lượng ni thả. Xây dựng một số mơ hình ni cá nước ngọt đặc sản... Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn mơi trường sông nước, đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
* Ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.
Sơng lơ có thế mạnh về đât đai, khống sản, lâm sản và nguyên liệu chế biến thức ăn gia xúc, gia cầm. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may... là những ngành công nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong những năm tới định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như sau:
- Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng may mặc.
Mở rộng các doanh nghiệp khai thác, chế biên mây tre đan, nghề đỗ mỹ nghệ và các doanh nghiệp vưa và nhỏ tập trung đầu tư sản xuất theo hướng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiến tới xây dựng nhà máy chế biến mây tre đan xuất khẩu ở xã Cao Phong, đá mỹ nghệ ở xã Hải Lựu.
Xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phụ vụ nhu cầu nuôi trồng tại địa phương. Giảm dần các sản phẩm sơ chế, phát triển chế biến chiều sâu, chế biến các sản phẩm cuối cùng nhằm tăng giá trị sản phẩm. Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hiệu quản sản xuất kinh doanh.
Là huyện miền núi nên diện tích rừng của Sơng Lơ cịn tương đối lớn, đây làm một thuận lợi để huyện phát triển các vùng rừng trồng sản xuất tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lầm sản phát triển, đồng thời hướng sản xuất trong tương lai là hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất chế biến lâm sản mở rộng hoạt động hoạt động sang sản xuất đồ gỗ nội thất gia dụng, văn phòng, các cơ sở sản xuất gỗ ván dăm, sản xuất gỗ ván ép thanh.
- Phát triển các khu, cụm cơng nghiệp tập trung: Huyện Sơng Lơ có vị trí thuận lợi, nằm trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hệ thống giao thông khá phát triển là điều kiện thuận lợi để Sông Lô mở rộng việc thông thương, buôn bán với các địa phương khác trong tỉnh. Cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh như các