Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 38)

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Qua phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở các nước đã cho chúng ta thấy được những nội dung hết sức quan trọng cơ bản để lựa chọn, học tập và áp dụng vào q trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn ở huyện Sông Lô cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Cần quan tâm, đầu tư thích đáng cho nơng nghiệp, nông thôn. Việc đầu đầu tư cho khu vực nông nghiệp là yếu tố cần thiết để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, nghiên cứu cây trồng, vật ni có năng xuất và hiệu quả cao …

- Thứ hai: Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn phải thực hiện phân công và phân công lại lao động xã hội cho phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường nông thôn.

- Thứ ba, phát triển nền nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị

trường. Ngành nông nghiệp được coi là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn đã chứng minh, Trung Quốc và Thái Lan đã thương mại hóa các sản phẩm nơng nghiệp rất thành công. Việc đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển. Với nền nông nghiệp tự cung, tự

cấp các sản phẩm làm ra chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy định của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp

- Thứ tư, Kinh tế hộ, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển kinh tế nơng thơn. Kinh tế hợp tác xã có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Sự kết nối giữa cơng nghiệp, dịch vụ với nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong q trình thực hiện phát triển kinh tế nơng thơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 38)