Giải pháp về đầu tư * Định hướng về đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 80 - 84)

I. Cây công nghiệp

NHỮNG GIÁI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN SÔNG LÔ

4.2.1. Giải pháp về đầu tư * Định hướng về đầu tư

* Định hướng về đầu tư

Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sông Lô theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020 cần nguồn đầu tư lớn. Thực

trạng thu hút đầu tư từ nội lực và hỗ trợ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thời gian qua chiếm khoảng 45 - 52% so với nhu cầu đầu tư. Phần còn lại 50 -54% nhu cầu cần huy động từ nhiều nguồn khác gồm đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, vốn ODA và nguồn vốn qua các dự án hợp tác phát triển với tỉnh.

Bố trí cơ cấu vốn đầu tư: Để đạt được mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản 5-6%; ngành dịch vụ và kết cấu hạ tầng 39 - 40%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 56% tổng nhu cầu đầu tư.

* Vốn đầu tư cần phải được huy động từ các nguồn cơ bản sau: - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân; - Vốn tín dụng và liên doanh;

- Nguồn vốn từ quỹ đất;

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)

* Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách địa phương, dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Vì nguồn vốn ngân sách nhà nước tuy rất quan trọng, nhưng lại là lĩnh vực không tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nên không trực tiếp thu hồi vốn và có lãi. Chính vì vậy xu hướng cơ cấu nguồn vốn này sẽ giảm dần, dự kiến đến năm 2015 sẽ giảm và đáp ứng được khoảng 45% tổng vốn đầu tư và đến năm 2020 chiếm khoản 20 – 25% tổng vốn đầu tư, trong đó khoản 70% xây dựng kết cấu hạ tầng và 30% cho sản xuất.

- Định hướng phát triển nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước là: Tăng tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Đề xuất với tỉnh đầu tư vào các cơng trình kết cấu hạ tầng lớn như mạng lưới giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, bệnh viện khu vực, trung tâm thương mại…

* Nguồn vốn từ các doanh nghiệp và tư nhân: Hiện tại quy mô doanh nghiệp trên địa bàn và thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp, việc huy động nguồn vốn này trước mắt cịn hạn chế, song cũng cần có chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn này, đây là nguồn vốn đối ứng có ý nghĩa lâu dài và xu thế cơ cấu đầu tư

sẽ tăng lên. Nguồn vốn này chủ yếu cho sản xuất, ước tính, đến năm 2015 nguồn vốn này tăng lên khoảng 30% và đến năm 2020 chiếm khoảng 50 – 55% tổng vốn đầu tư.

- Định hướng phát triển nguồn vốn:

+ Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… (mà nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực dân cư và doành nghiệp).

+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thơng thống trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư xây dựng, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thành lập các doanh nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản… theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Có các biện pháp thu hút các nguồn lực của người quê ở Sơng Lơ hiện đang sống ở nước ngồi, tỉnh ngồi về đầu tư trên địa bàn.

* Vốn tín dụng và liên doanh:

- Củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trong và ngồi huyện, tỉnh, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

* Vốn từ quỹ đất và vốn đầu tư nước ngoài:

- Chuẩn bị các điều kiện về quỹ đất, hạ tầng, nguồn nhân lực để thu thút các nhà đầu tư có tiềm năng thực hiện các dự án có quy mơ lớn.

- Đối với vốn đầu tư nước ngồi: Nguồn vốn này có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngồi khơng chỉ là tạo vốn mà cịn là cơ hội để đổi mới cơng nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Trong giai đoạn 2015 - 2020 khi thành phố Vĩnh Yên mở rộng các đơ thị vệ tinh có bán kính khoảng 20 - 25km, khi đó huyện Sơng Lơ sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận nguồn vốn ODA và FDI, vấn đề đặt ra là huyện cần có những cơ chế mở và ưu đãi, sau đó cần có các biện pháp sử

dụng nguồn vốn này thật hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm để thu hút tối đa nguồn vốn này. Thu hút các dự án FDI vào chế biến nông, lâm, thủy sản… những lĩnh vực địi hỏi vốn lớn và cơng nghệ cao. Vốn ODA chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và các lĩnh vực xã hội.

* Giải pháp tạo mơi trường thu hút vốn đầu tư

- Nhanh chóng ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực: Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, thương mại, du lịch, các dự án sản xuất công nghiệp sạch, giải quyết được nhiều lao động tại chỗ, cơng nghiệp chế biến mà địa phương có lợi thế về cung cấp nguyên liệu, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng nguyên liệu, các dự án hàng xuất khẩu, các dự án xử lý chất thải, nước thải…

- Tạo đồng bộ môi trường đầu tư:

+ Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, nhất là nguồn vốn trong nhân dân và trong các thành phần kinh tế qua các hình thức đầu tư. Phát huy tiềm năng đất đai cho thuê mặt bằng xây dựng, dùng mặt bằng thay vốn đầu tư trong hợp tác, liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất.

+ Thông qua kênh các ngân hàng thương mại huy động vốn đầu tư tại chỗ, mở rộng tuyên truyền để huy động vốn trong dân, từng bước giảm dần tập quán cất giữ vàng trong dân.

+ Phát triển các hình thức huy động vốn đóng góp bằng các hình thức cổ phần, cổ phiếu.

+ Phát triển đa dạng các hình thức như: thành lập quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư phát triển của huyện, quỹ bảo hiểm sản xuất…

+ Tạo môi trường thu hút ngoại lực: Triển khai nhanh các chính sách phát triển của nhà nước, của tỉnh một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của huyện. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển, nhất là vốn ODA để xây dựng các cơng trình lớn có tầm quan trọng đối với sự phát triển ở một số ngành (cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dịch vụ du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kết cấu hạ tầng), tạo động lực để thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế khác.

+ Khai thác tốt nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, tranh thủ các nguồn đâu tư của các bộ, ngành, Trung ương; vốn tín dụng Nhà nước vào các chương trình mục tiêu của tỉnh là nguồn lực quan trọng để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, quyết định và cần thiết, vừa đầu tư cho các cơng trình trọng điểm, vừa hỗ trợ để thực hiện việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác để phát triển.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ thục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, giúp nhà đầu tư sớm triển khai dự án.

+ Đa dạng hóa các hoạt động mơi giới đầu tư, bố trí ngân sách cần thiết để thu hút vốn đầu tư. Thực hiện chính sách đãi ngộ cho những tổ chức, cá nhân tìm được dự án và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Có cơ chế rõ ràng trong việc cấp kinh phí để tranh thủ các nguồn vốn tư Trung ương ngoài kế hoạch, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác.

+ Hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có triển khai tốt các dự án đã đăng ký đầu tư, giải quyết kịp thời những khó khăn để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp có thành tích trong kinh doanh, đóng góp thiết thực vào xây dựng huyện nhà.

Một phần của tài liệu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện sông lô theo hướng phát triển bền vững (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w