Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 34 - 35)

10. Cấu trúc của luận án

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Giáo dục thường xuyên

Khái niệm Giáo dục thường xuyên được sử dụng ở Việt Nam từ cuối những năm 1970. Tuy nhiên, ngay từ năm 1945, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bên cạnh hệ thống giáo dục nhà trường cho những người đúng độ tuổi thì một hệ thống giáo dục chính thức chủ yếu dành cho người lớn cũng đã được hình thành và phát triển thơng qua một số lọai hình học tập như: Bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, đào tạo tại chức, tự học có hướng dẫn và đến nay nhờ vào thành tựu của khoa học – công nghệ thơng tin mà có thêm đào tạo từ xa… Tuy nhiên, khái niệm GDTX hiện nay còn tồn tại những cách hiểu khác nhau.

Giáo dục thường xuyên với nghĩa rộng là một hệ thống giáo dục học liên tục, học suốt đời, một hệ thống giáo dục mềm dẻo, linh hoạt có khả năng thích ứng và phù hợp với nguyện vọng, mọi hồn cảnh, điều kiện của người học và bao gồm: giáo dục chính quy, giáo dục khơng chính quy và giáo dục phi chính quy.

Giáo dục thường xuyên với nghĩa hẹp theo Luật Giáo dục 2005 là loại hình giáo dục giúp cho mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với xã hội [72, tr38].

Giáo dục thường xuyên là các hoạt động học tập suốt đời diễn ra sau khi đã hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở nhằm đáp ứng nhu

cầu của người lớn về giáo dục phổ thông, dạy nghề, đào tạo liên thông theo nhu cầu xã hội.

Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. Chương trình giáo dục thường xun cịn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn [72, tr40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 34 - 35)