Quản lý người học giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 85)

10. Cấu trúc của luận án

2.2. Thực trạng quản lý Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở đồng

2.2.2. Quản lý người học giáo dục thường xuyên

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong bối cảnh mới của ĐBSCL từ nay đến năm 2020, trên cơ sở tổng kết của các Sở Giáo dục và đào tạo 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và theo đề tài B2005- 80-27 cho thấy đối tượng của GDTX là đa dạng thể hiện qua các mặt sau:

- Về số lượng

Đối tượng xóa mù chữ và phổ cập giáo dục giảm vì ngày càng nhiều địa phương hoàn thành XMC và phổ cập THCS theo kết quả thống kê của 13 tỉnh ĐBSCL 32,2%. Riêng các đối tượng có nhu cầu nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng sống, mở rộng hiểu biết… sẽ ngày càng tăng.

Đối tượng của GDTX là tất cả những thanh thiếu niên, người lao động khơng có điều kiện nhà trường hoặc học dở dang. Đối tượng này ở độ tuổi XMC, PCGDTH, PCTHCS. Hiện nay, một số tỉnh ĐBSCL sau khi đã hoàn thành PCTHCS và đang tiến hành phổ cập trung học thì đối tượng GDKCQ sẽ mở rộng là mọi người có nhu cầu được học tập thường xuyên và học tập suốt đời.

- Về độ tuổi

Đối tượng chủ yếu của GDKCQ là thanh, thiếu niên thất học và người lớn trong độ tuổi lao động. Hiện nay và trong tương lai, đối tượng chủ yếu của GDKCQ là mọi người, mọi độ tuổi, trong đó nhóm người có độ tuổi 50 đến 70 tuổi sẽ có xu hướng tăng.

- Về trình độ

Đối tượng của GDKCQ là những người mù chữ hoặc có trình độ văn hóa hạn chế (mới biết chữ, tiểu học, THCS). Hiện nay và trong thời gian tới, đối tượng của GDKCQ sẽ đa dạng hơn về trình độ, trong đó có nhóm người có trình độ văn hóa cao sẽ có xu hướng tăng và nhóm người có nhu cầu cập nhật kiến thức khơng cần bằng cấp chiếm số lượng cao.

2.2.3. Quản lý chương trình GDTX

Hiện nay Trung tâm GDTX có các loại chương trình khác nhau. Đó là chương trình GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (cịn gọi là chương trình giáo dục theo cấp lớp), sử dụng nội dung sách giáo khoa của GDCQ và thực chất chương trình này là sự rút gọn của chương trình GDCQ. Những đối tượng chủ yếu học chương trình theo cấp lớp của hệ GDTX là để lấy văn bằng, chứng chỉ được các Trung tâm GDTX quản lý khá chặt chẽ.

Loại thứ hai là chương trình GDTX đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người, không dẫn tới văn bằng, chứng chỉ (cịn gọi là chương trình giáo dục

khơng theo cấp lớp). Các chương trình này đa dạng, vì vậy khơng thể chỉ do Trung ương và Bộ Giáo dục – đào tạo biên soạn mà còn các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các cơng ty, xí nghiệp… tự xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập.

Loại thứ ba là chương trình liên kết với các Trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đào tạo về giáo dục từ xa để đào tạo nguồn nhân lực ở các địa phương trong những năm 2005 đến nay tăng nhanh về quy mô, số lượng đáp ứng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Luật Giáo dục năm 2005, điều 45 quy định chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên: Chương trình XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Mặc dù Luật Giáo dục đã quy định cụ thể, nhưng một số Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp cắt xén chương trình đào tạo so với chương trình đào tạo cùng trình độ. Việc tổ chức giảng dạy không chặt chẽ, nhiều nơi, nhiều lớp thực hiện giảng dạy các môn học theo cuốn chiếu. Không đảm bảo thời gian đào tạo, một số trường tổ chức đào tạo cấp bằng Cao đẳng sư phạm cho đối tượng là Trung học sư phạm chỉ đào tạo trong 6 tháng không đúng với quy định của Luật Giáo dục năm 2005 là 1,5 năm đến 2 năm [13,tr11].

Mặt khác, ý thức của nhiều người học khi tham gia hình thức đào tạo khơng chính quy chưa cao, dễ thỏa hiệp theo những tiêu cực trong tổ chức đào tạo như cắt xén thời lượng, giảm bớt giờ học, trong kiểm tra, đánh giá.

2.2.4. Quản lý các phương thức học giáo dục thường xuyên

Phương thức học của GDTX đã hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trong những năm gần đây, GDTX đào tạo theo nhiều hình thức học đa dạng và có những đổi mới về hình thức giáo dục ở nước ta và đang từng bước mở rộng và liên tục phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, trong những năm gần đây các Trung tâm GDTX có những bước phát triển đáng kể về phương thức và phương tiện học GDTX, hình thức học tập trung, bán tập trung, trên lớp dành cho các đối tượng học chương trình GD theo cấp lớp lấy chứng chỉ, văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được các Trung tâm GDTX thường xuyên quản lý chặt chẽ, phương thức học này ngày có xu thế giảm.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại khác, phương thức học từ xa, E-learning, tự học có hướng dẫn đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê giáo dục năm học 2002 – 2003, số sinh viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, học theo hình thức đào tạo từ xa là 2.820 sinh viên, sau 5 năm (năm 2007) số sinh viên đào tạo từ xa là 205.721 sinh viên, tăng 202.901 sinh viên. Số sinh viên theo học từ xa tập trung chủ yếu vào các ngành thuộc khối sư phạm, khối kinh tế, quản trị kinh doanh, số lượng sinh viên này sinh sống và làm việc ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây nguyên, vùng sâu vùng xa đồng bằng sông Cửu Long [13,tr7].

Phương thức học theo hình thức vừa làm, vừa học dành riêng cho những người đã có tối thiểu 1 năm làm việc. Từ năm 1994, do chính sách mở cửa, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, nhu cầu học để tìm việc làm, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của những người lao động thuộc các

thành phần kinh tế ngày càng tăng, nên không quy định thời gian công tác. Nên quy mô liên kết đào tạo của các Trung tâm GDTX theo hình thức vừa làm, vừa học liên tục tăng lên để đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Năm 2005 tổng quy mô đào tạo đại học vừa làm, vừa học là 358.685 sinh viên tăng 150% so với năm 1997 (242.007) trong đó đào tạo đại học là 74,37%, đào tạo Cao đẳng là 25,73%. Về cơ cấu ngành, nghề: Khối kinh tế 27,01%, khối khoa học xã hội và nhân văn 14,09%, khối sư phạm 36,48% tăng 336% so với năm 1997 (10,87%). Khối ngành kỹ thuật, công nghệ chiếm 12,38%, khối Nơng - Lâm - Ngư, Văn hóa - Thể dục thể thao, Y dược là rất ít (khoảng 10%). Đào tạo tại trường 37,7% và đào tạo tại địa phương là 62,3% [13,tr5]. Ngồi những mục tiêu về nâng cao trình độ cho cán bộ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền, đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ thuộc các khối ngành khoa học kỹ thuật và nông lâm ngư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy trong những năm qua cơ cấu ngành nghề cũng chưa thay đổi nhiều, phương thức học theo niên chế khơng cịn thích hợp, dạy theo hình thức “cuốn chiếu”, dạy nhiều tiết trong một ngày, học xong thi ngay, nội dung, chương trình đào tạo khơng được kiểm sốt. Khơng tách khâu dạy và khâu thi, giảng viên dạy hết môn, ra đề và chấm thi ngay, một số trường cho người học nộp chứng chỉ các môn ngoại ngữ, tin học.

2.2.5. Quản lý các Trung tâm giáo dục thường xuyên

Điều 46 Luật Giáo dục năm 2005 quy định cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Chương trình giáo dục thường xun cịn được thực hiện tại các cơ sở

giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hiện nay, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đang phát triển theo hướng xã hội hóa với sự tham gia các lực lượng trong toàn xã hội. Phát triển Trung tâm GDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên và học tập suốt đời của mọi người, đi đôi với việc phát triển là việc phân cấp quản lý hệ thống Trung tâm GDTX của từng địa phương có khác nhau. Có nơi do Sở GD&ĐT quản lý, có nơi do huyện quản lý hoặc phòng GD&ĐT quản lý. Việc phân cấp quản lý để tăng quyền tự chủ cho các Trung tâm GDTX, trong khi tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm khơng cao, tính kỷ luật, kỷ cương trong việc liên kết các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp không đúng qui định trong hợp đồng đào tạo.

2.2.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng Trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Về đội ngũ giáo viên của các Trung tâm GDTX - Số lượng và cơ cấu

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới kinh tế - xã hội, đặc biệt sau khi có Nghị quyết TW4 khóa VII và Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 24/11/1993, việc xây dựng hệ thống GDTX bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy được Bộ giáo dục và đào tạo ra Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD- ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó quy định về giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, các chương trình giáo dục xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ, giảng dạy ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thơng. Chương trình phổ cập THCS và phổ cập trung học; Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề

nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ cuộc sống. Thực tế, xét về mặt tổng thể, đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các Trung tâm GDTX hầu hết là giáo viên ở bậc THCS và THPT được điều chuyển công tác từ các trường THCS và THPT, trên 60% có tuổi đời 50 tuổi trở lên, đang có nguy cơ hụt hẫng về biên chế bộ khung cho từng Trung tâm GDTX. Trình độ chun mơn nghiệp vụ phần lớn là Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm giảng dạy các bộ mơn văn hóa cho hệ bổ túc THCS và BTTHPT số còn lại Đại học sư phạm kỹ thuật giảng dạy chương trình hướng nghiệp nghề phổ thơng cho học sinh các lớp trung cấp nghề. Các bộ môn ngoại ngữ - tin học ứng dụng hợp đồng thỉnh giảng.

Xét về biên chế số lượng giáo viên đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về số lượng, hàng năm đội ngũ giáo viên có tăng mới ở các Trung tâm GDTX. Đội ngũ này đang đảm nhận nhiệm vụ giảng cho tất cả các cấp học, bậc học từ XMC, sau XMC, BTTH, BTTHCS, BTTHPT và các chương trình đào tạo khác, hiện có trên 1500 giáo viên bộ khung và trên 600 giáo viên thỉnh giảng ở các ngành nghề đào tạo khác.

Năm 2005, tồn vùng có đội ngũ giáo viên dạy nghề trên 2.400 người, mới đạt 35 học sinh/giáo viên, với quy mơ như hiện nay vẫn cịn thiếu khoảng 900 giáo viên. Mặt khác giáo viên dạy nghề hiện còn khoảng 50% chưa đạt chuẩn [63, tr208, 209].

Thực tế hiện nay trong vùng mới chỉ có 1 cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề (Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long) với quy mô tuyển sinh năm 2007 là 650 học sinh, rất thấp so với yêu cầu bổ sung giáo viên dạy nghề cho vùng.

Theo UNESCO chất lượng và hiệu quả đào tạo là một khái niệm đa chiều thể hiện thơng qua kết quả của q trình giáo dục – đào tạo theo mục tiêu đào tạo và chịu ảnh hưởng của các điều kiện, nhân tố, môi trường giáo dục (môi trường kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý.v.v…). Theo số liệu báo cáo của các Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo của Trung tâm GDTX như sau:

- Chất lượng giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX

Chất lượng GD-ĐT của Trung tâm GDTX có đổi mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Về kiến thức của học viên, kỹ năng sống, nghề nghiệp, việc làm, xóa đói giảm nghèo có sự phát triển và đã đạt chất lượng trong một số lĩnh vực. Chính sự tiến bộ của chất lượng giáo dục, đào tạo trong các Trung tâm GDTX đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định chính trị trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước.

Tuy có chuyển biến bước đầu, song chất lượng giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX còn thấp, một mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSCL, mặt khác chưa tiếp cận với mặt bằng dân trí cả nước. Học viên, sinh viên liên kết đào tạo tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành nghề, năng lực vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập, trong thực tiễn, về những kiến thức và trình độ cần thiết cho hội nhập (trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, hợp tác…). Khả năng thích ứng với nghề nghiệp, tinh thần hợp tác và cạnh tranh chưa cao. Khả năng tự lập nghiệp cịn hạn chế. Những giá trị mới thích hợp với thời kỳ CNH-HĐH chưa được hình thành hoặc hình thành chưa vững chắc trong một bộ phận lớn người học.

- Hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX còn thấp, thể hiện các mặt sau:

Sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển mạng lưới, quy mơ và địi hỏi nâng cao chất lượng tất yếu dẫn đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX thấp. Tỷ lệ học viên sau XMC, BTTH, BTTHPT đi học còn thấp, tỷ lệ tốt nghiệp BTTHPT năm 2006 – 2007 của vùng ĐBSCL dưới 30% thấp nhất cả nước. Người lao động qua đào tạo khó tìm được việc làm, hoặc phải được đào tạo bổ sung nhiều, khi tham gia vào lao động, sản xuất.

Học viên các chương trình GDTX được cấp văn bằng, chứng chỉ với số lượng lớn nhưng chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn lao động sản xuất, công tác.

Hiệu quả đào tạo tại chức, từ xa có cấp bằng (nhất là các văn bằng ở trình độ Cao đẳng, Đại học) là rất đáng lo ngại do việc liên kết, đào tạo khơng đảm bảo chương trình đúng với quy định của trình độ đào tạo. Cơng tác quản lý lỏng lẻo, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình học tập, thi cử như: Gian lận trong thi cử, mua bằng bán điểm. Tỷ lệ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng theo phương thức từ xa khơng phản ánh được thực chất trình độ kiến thức, kỹ năng của người học.

Hình 2.5 Hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX về việc tìm được việc làm tháng 12 – 2007 [75, tr67]

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Đối với các Trung tâm GDTX, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện và xây dựng mới, đặc biệt là một số Trung tâm GDTX được thụ hưởng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 85)