Đặc điểm địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 67 - 70)

10. Cấu trúc của luận án

2.1. Thực trạng phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở các

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 đơn vị hành chính: 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ. Vị trí ĐBSCL là vùng trong tiểu vùng MEKONG. Diện tích lưu vực 795.000 km2. ĐBSCL chiếm 5% diện tích lưu vực, 79% diện tích vùng hạ lưu, chiếm 28,3% dân số toàn lưu vực. ĐBSCL với diện tích tự nhiên trên 39.760 km2 chiếm 12,3% diện tích tự nhiên của tồn quốc, có đường biên giới với Capuchia khoảng 420 km, 14 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, 5 khu vực kinh tế cửa khẩu, đường bờ biển dài trên 700km. Có 360.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế, hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, với 2 quần đảo Phú Quốc và Thổ Chu [98, tr 4, 5].

Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên, dân số trung bình của ĐBSCL tại thời điểm năm 2005 [98, tr9]

Tên tỉnh Năm 2005 Diện tích (km2)

Năm 2005 Dân số trung bình

Đơn vị: nghìn ngƣời Ghi chú

An Giang 3.406 2.194,0 Bạc Liêu 2.526 997,7 Bến Tre 2.321 1.351,5 Cà Mau 5.201 1.219,4 Đồng Tháp 3.246 1.654,5 Hậu Giang 1.608 790,8

Kiên Giang 6.268 1.655,0 Long An 4.491 1.412,7 Sóc Trăng 3.223 1.272,2 Tiền Giang 2.366 1.700,9 TP. Cần Thơ 1.390 1.135,2 Trà Vinh 2.215 1.028,3 Vĩnh Long 1.475 1.055,2 Cộng 39.736 17.267,6

Đồng bằng sông Cửu Long với dân số trên 17 triệu (2005 - chiếm 21% dân số cả nước). Cư dân phần lớn là người Kinh và một số dân tộc: Khmer, Hoa, Chăm (chiếm 8% dân số) là vùng có vị trí quan trọng đặc biệt trong q trình phát triển của đất nước, với 4 triệu ha đất tự nhiên trong đó có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp là vựa lúa lớn nhất cả nước chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng, đóng góp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Là vùng châu thổ trù phú, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, hải sản. Trên 250.000 ha diện tích trồng cây ăn quả, hàng năm cung cấp đến 70% sản lượng. Tổng diện tích ni trồng là 1,1 triệu ha, chiếm 55% diện tích của cả nước, hàng năm cung cấp trên 42% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cả nước, xuất khẩu chiếm 60% sản lượng thủy sản cả nước. Ngoài ra với nhiều làng nghề truyền thống. Các sản phẩm nuôi trồng, chế biến hải sản, cây trái nhiệt đới… rất phong phú và đa dạng.

Đây là một khu vực có tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng, với mơ hình nơng nghiệp sinh thái theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững. ĐBSCL là vùng đông dân, nguồn nhân lực trẻ có trên 60% dân số từ 15 – 30 tuổi. Mật độ dân số trung bình 410 người/km2

, phân bố khơng đều, 1/8 lãnh thổ có mật độ dân số trên 1000 người km2, 1/3 lãnh thổ có mật độ dân số dưới 200 người/km2. Vùng trung tâm mật độ dân số trên 1.000 người / km2, có nhiều khu vực đạt tới 1.580 người/km2. Vùng đất duyên hải mật độ dân số trung bình 500 người/km2

. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 1.39 (2005).

Hình 2.3. Dân số trong độ tuổi lao động [98, tr11]

Bảng 2.2. Trình độ học vấn của lực lượng lao động vùng ĐBSCL năm 2000, 2005 [98, tr12]

Đơn vị: %

Năm 2000 2005

Toàn vùng 100 100

Không biết chữ 5,63 5,39

Chưa Tốt nghiệp tiểu học 33,01 25,81

Tốt nghiệp tiểu học 39,42 41,03

Tốt nghiệp THCS 13,94 16,39

Tốt nghiệp THPT 8,00 11,37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 67 - 70)