10. Cấu trúc của luận án
1.3. Nội dung phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
1.3.2.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam được hình thành sau Nghị định 90/CP của Chính phủ năm 1993 đã quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (như khơng tập trung, khơng chính quy, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cơng dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xun, phù hợp với hồn cảnh của từng người.
Nghị quyết Trung ương IV (Khóa VII) đã khẳng định: “Cần thực hiện một
nền GDTX cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân” và mở ra nhiều loại hình, nhiều dạng giáo dục và đào tạo đối
Ngày 7/11/1992 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 2461/QĐ và Quyết định số 2463/QĐ cho thành lập các Trung tâm GDTX cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, cụm xã nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực.
Luật Giáo dục (1998) được soạn thảo trên cơ sở kế thừa Nghị định 90/CP (1993), theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II (Khóa VIII) tháng 12/1996. Cơ cấu 4 thành phần: Giáo dục Mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục chuyên nghiệp; Giáo dục đại học và sau đại học.
Luật Giáo dục (1988) chỉ khẳng định hai phương thức là GDCQ và GDKCQ, trong đó phương thức GDKCQ được điều 40 của Luật Giáo dục định nghĩa “Nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. Những nội dung của thành phần GDTX trong Nghị định 90/CP (năm 1993) được đưa vào điều 40 này, khơng có thành phần GDTX là khơng hợp lý, không phù hợp với nguyên tắc cơ bản “Giáo dục cho mọi người”. Bởi vì cơ cấu 4 thành phần chỉ là cơ cấu của giáo dục nhà trường, chủ yếu cho thế hệ trẻ, cấp văn bằng. Bộ phận “Giáo dục khơng chính quy” hoặc “Giáo dục thường xuyên” hoặc “Giáo dục người lớn” chỉ được xem là một phương thức giáo dục, mà không phải là một thành phần của cơ cấu hệ thống giáo dục, sẽ là điều khơng đầy đủ.
Nói cách khác, những người lao động, những người lớn tuổi không được coi là đối tượng của hệ thống giáo dục, của quản lý Nhà nước về giáo dục, như những người học trong hệ thống giáo dục nhà trường.
Mặc khác, theo Luật Giáo dục (1998), GDKCQ khơng phải là một thành phần có tính cơ cấu (Structural Component) mà chỉ là một thành phần có tính phương thức (mode component) cho nên sự quản lý Nhà nước sẽ phiếm diện (chỉ chú trọng giáo dục nhà trường) và khơng bình đẳng giữa việc học của giáo dục
nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường (bình đẳng có nghĩa là bình đẳng về trách nhiệm quản lý Nhà nước). Đó là nhược điểm của Luật Giáo dục (1998), không phù hợp với nguyên tắc cơ bản nhất của nền giáo dục nước ta được Đại hội IX đề ra, là thực hiện “Giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xã hội học tập” (trong ý tưởng XHHT đã bao hàm nguyên tắc “học suốt đời”) và cũng là nguyên tắc cơ bản nhất của một nền giáo dục hiện đại trên thế giới: Mọi người đi học và học suốt đời, từng bước xây dựng xã hội học tập. Định nghĩa về GDKCQ ở điều 40 của Luật Giáo dục cho thấy chỉ có cụm từ “Vừa học vừa làm” còn mang nét riêng của đối tượng học theo phương thức GDKCQ, những nội dung còn lại, cần phải hiểu chung cho toàn bộ nền giáo dục, tức cho cả giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, cho cả GDCQ và GDKCQ. Đây là một nhận thức không nhất quản với quan niệm về XHHT, về nền giáo dục hiện đại [49, tr61,63].
Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống GDTX đã được khôi phục lại, GDTX được khẳng định là bộ phận của cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng XHHT (điều 44, Luật Giáo dục năm 2005).
Luật Giáo dục năm 2005 quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm GDCQ và GDTX. Thuật ngữ GDTX hiểu theo nghĩa rộng gồm cả giáo dục nhà trường cho những cơng dân trong độ tuổi và giáo dục ngồi nhà trường (cho người lao động, cho thế hệ trẻ đã rời ghế nhà trường và các bộ phận dân cư khác).
Giáo dục ngoài nhà trường là một thành phần lớn của hệ thống giáo dục, nó là sự hồn thiện hệ GDTX hiện nay và trong tương lai, với nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời, GDTX sẽ là bộ phận lớn nhất của HTGD; Bao gồm tất cả những ai chưa vào hoặc đã rời giáo dục nhà trường (GDNT hiện nay trên 25 triệu người đi học, GDTX là nơi học của dân số còn lại, phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của trên 50 triệu người với những cách tổ chức đa dạng, linh hoạt). Cả GDNT và GDTX tạo nên XHHT dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Mọi người đi học và học thường xuyên suốt đời.