Các thuộc tính cơ bản củaTrung tâm giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 38 - 40)

10. Cấu trúc của luận án

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.5. Các thuộc tính cơ bản củaTrung tâm giáo dục thường xuyên

- Phát triển Trung tâm GDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, ra đời từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trên cơ sở mở rộng chức năng, nhiệm vụ của các Trường Bổ túc văn hóa. Số lượng các Trung tâm GDTX đã phát triển nhanh chóng trong cả nước. Năm học 1992-1993 chỉ có 30 Trung tâm GDTX, nhưng đến năm học 2005-2006 cả nước đã có 577 Trung tâm GDTX cấp huyện và 61 Trung tâm GDTX cấp tỉnh. Trong bối cảnh mới, sự phát triển Trung tâm GDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời, ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người dân, góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập.

Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên của đất nước trong từng thời kỳ được thể hiện ở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GDTX làm cơ sở để chỉ đạo, điều chỉnh q trình thực hiện chính sách. Luật Giáo

dục 2005 quy định: Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.

- Quản lý Trung tâm GDTX

Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục của GDTX, là Trung tâm đa chức năng, có những đặc điểm riêng về mục tiêu, đối tượng, hình thức học, cách thức tổ chức điều hành… khác hẳn với các trường học trong hệ thống giáo dục chính quy. Do đó, cơng tác quản lý Trung tâm GDTX cũng khác với cơng tác quản lý trường học chính quy.

Để phát triển Trung tâm GDTX trong bối cảnh mới cả về quy mô, số lượng, chất lượng với tư cách là bộ phận của hệ thống GDTX và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người dân, việc quản lý Trung tâm GDTX trong thời gian tới cần thiết và cấp bách phải đổi mới quản lý TTGDTX bằng các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về GDTX, và sự cần thiết phải đổi mới quản lý TTGDTX.

+ Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý, chỉ đạo GDTX từ trung ương đến địa phương.

+ Chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo giáo dục thường xuyên ở các cấp.

+ Tăng cường quản lý chất lượng, quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt là chất lượng của các chương trình để lấy văn bằng của hệ thống GDQD (quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý thời lượng, quản lý đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, quản lý thi cử….).

+ Thực hiện phân cấp quản lý trong GDTX. Đây là xu thế tất yếu. Bộ GD – ĐT, Vụ GDTX chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về GDTX. Tuy

nhiên, việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực là trách nhiệm chủ yếu của các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 38 - 40)