Đặc điểm phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 72)

10. Cấu trúc của luận án

2.1. Thực trạng phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở các

2.1.1.3. Đặc điểm phát triển giáo dục và đào tạo

Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trình Quốc hội tháng 11/2005 khi đánh giá về tình hình giáo dục giai đoạn 1998 – 2005 đã nêu rõ: Giáo dục đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Sự tăng trưởng rõ rệt về quy mô phát triển số lượng và chất lượng ở tất cả các bậc học đã làm cho tình hình phát triển giáo dục ổn định, khắc phục tình trạng giảm sút quy mơ giáo dục trong những năm của thập kỷ 90. Đặc biệt trong việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo xây dựng nền giáo dục tồn dân, vì dân, đã có nhiều chính sách và biện pháp mở rộng mạng lưới trường

lớp, tăng đầu tư cho các vùng khó khăn, có chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo, tạo điều kiện cho mọi người được học hành.

Riêng các tỉnh vùng ĐBSCL các cấp chính quyền đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục – đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, phát huy sức mạnh của vùng; Từng bước giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng ĐBSCL phát triển tồn diện, bền vững.

Về phát triển quy mơ giáo dục a) Giáo dục mầm non

Các tỉnh vùng ĐBSCL đã có nhiều biện pháp tích cực để xóa xã trắng về giáo dục mầm non, mở rộng mạng lưới trường học, lớp học mầm non theo đề án phát triển ngành học đã được các tỉnh, thành phố phê duyệt. Quy mơ học sinh mầm non tăng bình quân 3,8% / năm (nhà trẻ tăng 8% / năm và mẫu giáo tăng 3,1%). Trong đó, số trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng cao.

b) Giáo dục phổ thông

- Tiểu học

Quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm (bình quân 3,8% / năm) do thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và tỷ lệ dân số tự nhiên giảm. Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học trong độ tuổi so với dân số đạt 97,7%. Trong đó, tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi đạt 89,7%. Đến nay số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày là 11,8%. Năm 2005, tổng số trường tiểu học khu vực ĐBSCL là 3.103 trong đó đạt chuẩn quốc gia 187, cơng lập 3.095, ngồi cơng lập 8.

Quy mơ học sinh tăng bình qn 3,0%/năm. Tổng số học sinh Trung học cơ sở (năm học 2005 - 2006) là 1.286.400, tăng 38.592 học sinh so với năm học 2004 – 2005. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển vào học lớp 6 bình quân của vùng đạt 97,21%.

- Trung học phổ thông

Quy mô học sinh tăng bình quân hàng năm 4,8%. Tổng số học sinh THPT năm học 2005 – 2006 là 497.600 em, tăng so năm học 2004 – 2005. Tỉ lệ đi học so số dân trong độ tuổi là 40,5%.

c) Giáo dục thường xuyên

Năm 2006 số lượng học viên xóa mù chữ 5.432; sau xóa mù chữ 6.043. Học viên bổ túc văn hóa ở tiểu học là 7.516; THCS 40.997; THPT 36.836; Ngoại ngữ 40.927; Tin học 30.983; Giáo dục từ xa 30.462; Chuyên đề 50.764 [12, tr36].

- Lao động hướng nghiệp

Quy mô đào tạo TCCN tiếp tục tăng, do số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT được tuyển vào các trường TCCN có xu hướng tăng, trong ba năm gần đây quy mơ TCCN tăng trung bình 25%/năm. Tỷ lệ này cịn thấp so với mục tiêu chiến lược của vùng ĐBSCL đề ra.

Bảng 2.3. Quy mô học sinh, TCCN (2005 - 2006) [26, tr124]

Năm học 2003-2004 Năm học 2004-2005 Năm học 2005-2006 Tăng %/năm 1 - GDMN 343.834 355.029 366.224 3,1 - Nhà trẻ 26.112 27.143 28.174 3,8 - Mẫu giáo 317.722 327.886 338.050 3,1 2 - GDPT 3.032.584 3.239.598 3.246.500 0,3 - Tiểu học 1.573.650 1.518.075 1.462.500 - 3.8 - THCS 1.109.208 1.247.808 1.286.400 3 - THPT 349.726 473.715 497.600 4,8 3 - TCCN 10.324 11.072 12.905 25

Chất lượng giáo dục

a) Về chất lượng giáo dục mầm non

Hiện nay, số trẻ bán trú được tổ chức ăn trong các trường lớp mầm non tăng đáng kể từ 6 – 10% số trẻ so với năm học 2004 – 2005. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần. Cuối năm học 2005 – 2006, số trẻ suy dinh dưỡng vùng ĐBSCL giảm từ 2-3% so với đầu năm.

Các chun đề mang tính tích hợp các mơn học như: Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học, chữ viết; Chương trình đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ; Chương trình giáo dục Mầm non đã được tổ chức thí điểm và triển khai góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở bậc học nền tảng.

Đối với vùng dân tộc Khmer, Chăm các tỉnh đã chú ý tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

b) Về chất lượng giáo dục tiểu học

Về đạo đức học sinh tiểu học, đa số học sinh tiểu học nhận thức tốt về bổn phận và thường xuyên thực hiện các hành vi về bổn phận.

Về kiến thức, kỹ năng, sau khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, chất lượng giáo dục ở vùng là không đồng đều. Trong khi học sinh ở các vùng thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn đạt kết quả cao thì học sinh ở các vùng sông nước, vùng sâu, vùng xa kết quả rất thấp.

Nhìn chung, việc học tập của học sinh vùng sơng nước gặp nhiều khó khăn vì thời lượng học tập ít, đi học xa bằng phương tiện đường thủy; Trường học phân tán thành nhiều điểm lẻ phải học theo lớp (có lớp học chỉ có 5 đến 7 học sinh), và khó khăn lớn nhất là học sinh dân tộc khơng nói được hoặc khơng thành thạo tiếng Việt.

- Về đạo đức học sinh trung học

Một bộ phận lớn học sinh trung học có nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức tốt phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, khoảng 60% xếp loại trung bình, có vài mặt yếu kém nhưng không quan trọng, không đi chệch chuẩn mực đạo đức xã hội; Một bộ phận khoảng 15-20% học sinh có những thiếu hụt rõ rệt và có tính hệ thống về nhận thức, hành vi, thái độ. Các hiện tượng tiêu cực trong học sinh (quay cóp trong thi cử, nghiện hút, cờ bạc, đua xe trái phép…) phần lớn liên quan tới nhóm học sinh này.

- Về kiến thức, kỹ năng

Kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy tỷ lệ học sinh có khả năng, phân tích tổng hợp rất thấp, thường là học sinh giỏi, khá giỏi, học sinh các trường chuyên.

Nhìn chung, chất lượng, hiệu quả giáo dục có chuyển biến tích cực đối với cả hai cấp học THCS và THPT. Tuy nhiên, thời gian gần đây (2007) tỷ lệ học sinh yếu, học sinh lưu ban, bỏ học tăng. Cụ thể tỉnh Đồng Tháp tồn tỉnh có 294.668 học sinh phổ thông, 46.495 học sinh xếp loại yếu, kém tỷ lệ 15,7%, cấp THPT có tỷ lệ yếu kém 33,86%. Tỉnh Hậu Giang học sinh xếp loại học lực kém ở cấp học THCS: 14.925 em tỷ lệ 32,36%; THPT: 9.428 em tỷ lệ 48,57% đặc biệt trong đó có 1.336 học sinh “ngồi nhầm lớp”. Ngoài ra, tỷ lệ lưu ban, bỏ học cao nhất cả nước.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học của bậc Tiểu học, bậc trung học năm học 2005-2006 [12, tr62] Lƣu ban Bỏ học ĐBSCL Cả nƣớc ĐBSCL Cả nƣớc Tiểu học 0,98 1,01 6,05 2,73 THCS 1,02 1,5 12,14 6,75 THPT 2,1 1,40 16,45 7,93

d) Về chất lượng giáo dục chuyên nghiệp

Chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của vùng ĐBSCL ở mức trung bình. Chất lượng đào tạo TCCN giữa các địa phương và giữa các ngành nghề không đồng đều. Thực tế, nhiều doanh nghiệp cần công nhân, kỹ thuật viên nhưng học sinh TCCN sau khi tốt nghiệp không đáp ứng yêu cầu, khơng tìm được việc làm.

Bảng 2.5. Kết quả tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp TCCN năm học 2005-2006 [75, tr42]

Tổng số đào tạo Có việc làm

Chƣa tìm

đƣợc việc làm Tỉ lệ %

Năm 2005 11.072 4.689 6.383 42,3%

2.1.2. Đặc điểm và thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL

2.1.2.1. Mạng lưới và quy mô phát triển Trung tâm GDTX

Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống đô thị phân bố tương đối đồng đều bình quân khoảng 336 km2/đô thị. Hệ thống đô thị phân bố theo các hành lang dọc theo hệ thống sơng chính và các trục giao thơng quan trọng của vùng. Vùng ĐBSCL có các đơn vị hành chính tại thời điểm năm 2005 như sau:

- 1 thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ.

- 6 thành phố trực thuộc tỉnh: Cà Mau, Mỹ Tho, Long Xuyên, Rạch Giá, Cao Lãnh, Sóc Trăng.

- 6 thị xã tỉnh: Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Vị Thanh. - 4 thị xã thuộc tỉnh: Gị Cơng, Châu Đốc, Hà Tiên, Hồng Ngự.

- 87 Thị trấn huyện.

Về mạng lưới các Trung tâm GDTX ở ĐBSCL phát triển chậm, không đồng bộ, chỉ tập trung ở các thành phố, tỉnh, thị xã, chưa đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao đời sống của bộ phận lớn nông dân khu vực nông thôn.

Bảng 2.6. Quy mô mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL tại thời điểm 12-2007

STT Tên thành phố, tỉnh ĐBSCL Số đơn vị hành chính huyện/thị Số Trung tâm HTCĐ Số Trung tâm dạy nghề Số Trung tâm GDTX huyện/thị Số Trung tâm GDTX tỉnh Ghi chú 1 An Giang 11 154/154 1 6 1 2 Bạc Liêu 6 36/61 0 5 1 3 Bến Tre 8 149/160 1 5 1 4 Cà Mau 9 76/7 1 6 1 5 Đồng Tháp 11 142/142 1 8 0 6 Hậu Giang 7 63/63 0 4 1 7 Kiên Giang 14 104/139 1 8 1 8 Long An 14 188/190 1 14 1 9 Sóc Trăng 9 100/105 1 2 (BTVH) 0 1 trường BTVH tỉnh và 1 trường BTVH Paly dành cho người dân tộc Khmer 10 Tiền Giang 9 138/169 1 8 1 11 TP.Cần Thơ 8 68/67 1 8 1 12 Trà Vinh 8 102/102 1 3 0 13 Vĩnh Long 7 107/107 1 6 0 14 Cộng 121 11/13 83/121 9/13

Thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 hệ thống giáo dục thường xuyên ở vùng ĐBSCL được xây dựng ở các địa phương, tính đến tháng 12 - 2007 ĐBSCL có 9/13 Trung tâm GDTX tỉnh so với đơn vị hành chính trong vùng đạt tỉ lệ 69,2%, 83 Trung tâm GDTX huyện (trong đó có nhiều trường BTVH, Trường THPT có dạy BTVH và Trường BTVH Pali dành cho dân tộc Khmer) so với đơn vị hành chính huyện đạt tỷ lệ 68,5%. Ngồi ra cịn có 09 Trung tâm GDTX có tham gia dạy nghề, có 11 Trung tâm ngoại ngữ, tin học và lớp ngoại ngữ, tin học của tư nhân ở các huyện, thị xã. Bên cạnh việc phát triển các cơ sở GDTX, hệ thống các Trung tâm dạy nghề ĐBSCL có 11 Trung tâm và 11 Trung tâm giới thiệu việc làm, trên 50 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Riêng các Trung tâm KTTHHN đóng trên địa bàn thị xã, thành phố có mở các lớp Trung cấp nghề bậc 2/7 gắn với chương trình GDTX hệ BTTHPT và loại hình Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường đang phát triển.

Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp năng động, các Trung tâm GDTX, Trường BTVH đã phối hợp với các Phòng giáo dục và đào tạo ở các địa phương đã làm tốt cơng tác xóa mù chữ, triển khai các lớp chuyên đề sau xóa mù chữ, đào tạo kỹ năng sống và các chương trình khác, có đến 26.728 lượt người tham dự; Gần 90.000 học viên hoàn thành chương trình bổ túc văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông; Trên 60.000 học viên tham gia các lớp ngoại ngữ, tin học.

Năm 2000 ĐBSCL đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên đối với số trẻ em trong độ tuổi phổ cập nhưng chưa đi học thì tỉ lệ huy động vào các cơ sở giáo dục thường xun cịn thấp, chỉ có 6,7% trẻ em trong độ tuổi 6 – 10 thất học được huy động ở bậc tiểu học, 7,9% trẻ em trong độ tuổi 11 – 14 bỏ học trở lại cấp THCS. Vẫn cịn 38 huyện/thị và 4 tỉnh chưa có Trung tâm GDTX [75, tr45].

ĐBSCL đang đẩy mạnh tiến độ hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, tính đến 12/2007 chỉ có 5/13 tỉnh đạt PCTHCS: Thành phố Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre. Hiện nay, một số địa phương có điều kiện thuận lợi đang tiến hành phổ cập trung học [107, tr16].

Quy mô phát triển về các ngành học trong các Trung tâm GDTX còn đơn điệu, quá ít ngành học, các chuyên đề đào tạo kỹ năng sống chưa thật sự thu hút người nông dân, và người lao động phổ thông tham dự, đáng chú ý chương trình sau xóa mù chữ tỷ lệ huy động học viên ra lớp gặp nhiều khó khăn các đối tượng không ra lớp và khả năng tái mù chữ là rất cao. Số lượng học bổ túc tiểu học, BTTHCS, BTTHPT bảo hòa, các lớp ngoại ngữ, tin học số học viên giảm so với năm 2000 [12, tr14].

Tính đến thời điểm 12/2007 cả nước có 41/64 tỉnh thành được cơng nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở (đạt tỉ lệ 64,1%). Riêng ĐBSCL mới chỉ đạt được 5/13, thành phố, tỉnh đạt PCTHCS (so cả nước đạt tỷ lệ 12,1%).

ĐBSCL đạt tỷ lệ PCTHCS thấp dẫn đến mặt bằng dân trí khơng cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương. Một trong những nguyên nhân chính của sự bất cập này là mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX cịn nhiều yếu kém, khơng đồng đều và không hợp lý theo cơ cấu phân bố dân cư và địa hình sơng nước của vùng.

Ngồi ra, hiện nay khi phân tích vùng địa lý và thu nhập dân cư thì MSY (Mean School years) phân theo vùng ĐBSCL là 4,29 năm [49, tr160] chỉ số giáo dục phát triển thấp nhất cả nước (cao nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng 8,11 năm). Nếu dùng chuẩn MSY cho việc công nhận các địa phương có số năm học ngồi trên ghế nhà trường từ 9 năm học trở lên thì chuẩn phổ cập THCS của cả nước ta hiện nay nói chung và ĐBSCL nói riêng chưa hội nhập với thế giới.

Về dạy nghề, thực hiện chủ trương xã hội hóa theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, đến nay tồn vùng đã có 101 cơ sở dạy nghề công lập, chiếm 36% tổng số cơ sở dạy nghề [15, tr1,2]. Tính đến năm 2005 có 50 trung tâm cấp huyện, chiếm 50,4% tổng số quận/huyện trên địa bàn và đứng thứ 4 cả nước (sau các vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ).

Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng 3,4% so với năm 2004, đạt trên 134 ngàn người, trong đó tuyển mới dạy nghề dài hạn gần 11 ngàn người (tăng 4,2% so với năm 2004).

Bước đầu các hình thức dạy nghề gắn với tạo việc làm, thị trường lao động như: Liên kết giữa trường đạo tạo nghề với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn (An Giang, Trà Vinh, Cà Mau), mở các lớp dạy nghề tại doanh nghiệp (Đồng Tháp), đào tạo theo địa chỉ (Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp), giúp cho học viên học nghề tiếp cận được với thực tế sản xuất, tăng cơ hội việc làm; Dạy nghề lồng ghép với các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, khuyến cơng.v.v… tạo cơ hội để lao động nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề, tự tạo việc làm.

Năm 2005, ĐBSCL tạo việc làm trên 388 ngàn lao động, chiếm 23,5% tạo việc làm cả nước; Thực hiện cho vay trên 226 tỷ đồng (bằng 18,9% tổng số vốn cho vay cả nước). Thị trường lao động có bước phát triển, trong năm đã tổ chức 6 hội chợ việc làm ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, 12 điểm hẹn việc làm tổ chức xuống đến quận/huyện, xã/phường ở Cần Thơ và 01 phiên chợ việc làm ở Cà Mau đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia, hàng ngàn lao động được tuyển dụng tại chỗ; đồng thời đã tăng cường thông tin thị trường lao động đến người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long luận văn TS giáo dục học 62 14 05 01 (Trang 72)