10. Cấu trúc của luận án
1.4. Những yếu tố tác động đến phát triển Trung tâm giáo dục
xuyên
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển Trung tâm GDTX
1.4.1.1. Thể chế chính trị
Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Các loại hình giáo dục từ buổi cịn sơ khai với những người hay nhóm người làm giáo dục và những cơ sở (nhà trường) chuyên làm công tác giáo dục cho đến khi hình thành một hệ thống giáo dục đa dạng ở các quốc gia đều ln ln có mối quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh, trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – cơng nghệ … của các quốc gia nói riêng và trên tồn thế giới nói chung. Phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hệ thống giáo dục ở các nước cũng luôn vận động và phát triển cả về cơ cấu hệ thống, loại hình trường lớp, quy mơ đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo.
Nước ta sau 16 năm tiến hành công cuộc đổi mới ngành Giáo dục và đào tạo và thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới và đã đạt được kết quả đáng kể, bước đầu đã đáp ứng được phần lớn nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Bản thân hệ thống giáo dục cũng đã có những bước phát triển mới: Quy mơ giáo dục tăng nhanh; Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; Chủ trương xã hội hóa được đẩy mạnh; Gia đình
và cộng đồng chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời cũng đòi hỏi cao hơn về cơ hội học tập và chất lượng giáo dục. Cả xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đang hướng tới xây dựng một XHHT, một nền giáo dục của dân, do dân
và vì dân, một nền giáo dục mà ở đây mọi công dân Việt Nam dù là ai (nam, nữ,
giàu, nghèo), ở bất cứ lứa tuổi nào, ở đâu (thành phố, nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng xa xơi khó khăn, hẻo lánh…), ai muốn học, học gì, học bằng cách nào và học thời gian nào đều được tạo điều kiện tốt nhất để học [ 48, tr99]. Để đáp ứng việc học thường xuyên, liên tục và học suốt đời tiến tới xây dựng XHHT khơng có con đường nào khác ở nước ta là xây dựng và phát triển Trung tâm giáo dục thường xun, vì chỉ có phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên mới có khả năng lớn đảm nhiệm được sự nghiệp phát triển giáo dục mà Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Xây dựng XHHT, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời.
1.4.1.2. Trình độ phát triển kinh tế
Hệ thống giáo dục các nước được hình thành và phát triển trước hết xuất phát từ trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thơng qua q trình tổ chức giáo dục có hệ thống những thế hệ kế tiếp bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình trường, HTGD góp phần mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Một mặt trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện nguồn lực cho việc hình thành và phát triển HTGD, mặt khác trình độ phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại hình trường, lớp trong HTGD.
Trên thế giới sự ra đời và phát triển mạnh của các Trường Đại học ở châu Âu từ các thế kỷ XIV – XV vừa là con đẻ của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ
XV, vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các cuộc cách mạng kỹ thuật thế kỷ XVII – XVIII và cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại ngày nay. Hệ thống giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp (Technical – Vocational Education) ra đời do nhu cầu tăng nhanh quy mô đào tạo nhân lực kỹ thuật ở các nước tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật và bước vào thời kỳ CNH từ thế kỷ XVIII – XIX như Anh, Đức, Pháp và trở thành nhân tố quan trọng của quá trình phát triển theo hướng CNH của các nước trước kia cũng như hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Trong giai đoạn hiện nay, các nước có HTGD và cơ cấu hệ thống giáo dục phù hợp được xem là tốt nhất trên thế giới đều là những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao như: Mỹ, Anh, Australia, Singapore… Đây là những nước có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo cơ chế thị trường dẫn đến xu hướng thị trường chi phối mạnh sự phát triển HTGD [48, tr108].
Ở nước ta đang tiến hành thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mặt khác cũng đặt ra nhu cầu mới về đa dạng hóa giáo dục và đào tạo của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế trong xã hội và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển HTGD.
Phát triển hệ thống giáo dục là đòi hỏi cơ cấu thành phần giáo dục mới hơn, cơ bản hơn của HTGD được Luật Giáo dục (2005) khẳng định mục tiêu bao trùm nhất của HTGD cho thời kỳ CNH, HĐH là: mọi người được học, học thường xuyên, suốt đời; xây dựng một xã hội học tập, để đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển kinh tế đất nước thì phải phát triển giáo dục. Phát triển giáo dục phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội (tức là với cơ cấu ngành, nghề), phát triển nguồn nhân lực.
1.4.1.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Sự tiến bộ nhanh của công nghệ thông tin (ICT) trong những năm gần đây như giao lưu bằng vệ tinh, giao lưu bằng cáp quang có dung lượng lớn và internet đang gia tăng mạnh mẽ sức mạnh của GDTX (hệ giáo dục từ xa) và sự hiểu biết quốc tế. Sự kết hợp học và làm có thể dễ dàng hơn nhờ GDTX. Được áp dụng một cách thích hợp, cơng nghệ thơng tin hiện nay là công cụ rất mạnh để mở rộng cơ hội học tập cho mọi người, để xây dựng XHHT.
Công nghệ thông tin hứa hẹn làm phong phú nội dung và thay đổi cách thức cung cấp giáo dục, cho phép xã hội cung cấp thêm tiềm năng để nhiều người có thể học tập và tăng khả năng hiểu biết và canh tân. Đó cũng là những cơng cụ mở rộng năng lực của cá nhân để giải quyết vấn đề và nắm được thông tin ở trường, ở nơi làm việc và trong suốt cuộc đời của họ [48, tr47].
1.4.1.4. Hợp tác, giao lưu quốc tế và tồn cầu hóa
Trong q trình phát triển của đất nước, HTGD chịu sự tác động qua lại của q trình giao lưu hợp tác khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, phát triển nhân lực giữa các quốc gia trong từng khu vực và trong phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt là q trình tồn cầu hóa đang diễn ra sơi động hiện nay, tác động lên nhiều mặt ở nước ta, trong đó có giáo dục. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, HTGD quốc dân ở nước ta được phát triển đa dạng về loại hình gồm cả cơng lập, ngồi cơng lập và không chỉ phục vụ cho từng thành viên trong xã hội, cho thành phần kinh tế Nhà nước mà còn đáp ứng cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau (tập thể, tư nhân, liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài…). Trong hợp tác, giao lưu quốc tế, nước ta đang hình thành các loại hình giáo dục
xuyên quốc gia, sự giao lưu giáo dục với các nước ngày càng phát triển trong xu thế tồn cầu hóa nhằm đem lại sự hưởng thụ của mọi người dân về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến và tiếp cận nền kinh tế tri thức.
1.4.1.5. Truyền thống văn hóa – giáo dục cộng đồng địa phương
Hoạt động giáo dục mang tính phổ quát cao, đặc biệt là trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, nhưng đồng thời nền giáo dục và HTGD của các nước luôn mang dấu ấn đặc trưng về truyền thống lịch sử, văn hóa các quốc gia – dân tộc, đặc biệt trong việc hình thành cơ cấu hệ thống các loại hình trường, trong nội dung giáo dục v.v…
Bước sang thế kỷ XXI, GDTX có nhiều cơ hội để phát triển. GDTX trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về quy mô học viên và hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục, đã góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề nghiệp trở thành Trung tâm văn hóa của địa phương cung ứng cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu. Vì vậy, để phát triển Trung tâm GDTX trong giai đoạn tới cả về số lượng và chất lượng với tư cách là hệ thống, là một trong hai bộ phận cấu thành của HTGD quốc dân và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người dân, Trung tâm GDTX trong tương lai phát triển thành Trung tâm GDTX đa chức năng để mở rộng và hoàn thiện hệ thống GDTX – giáo dục cho mọi người.
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên
Cũng như trên thế giới, GDTX ở nước ta trong HTGD quốc dân như một định chế Nhà nước – xã hội ln có một q trình hình thành và phát triển trong những giai đoạn, bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định và chịu tác động, chi phối của nhiều nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng thời, phát triển Trung tâm GDTX cũng chịu ảnh hưởng những yếu tố nội tại chi phối tác động trên nhiều mặt trong quá trình phát triển.
1.4.2. Các yếu tố bên trong tác động đến phát triển Trung tâm GDTX
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của Trung tâm GDTX trong những năm đầu thế kỷ XXI
Hiện nay cả nước có 524 Trung tâm GDTX huyện/681 huyện. Cịn hơn 150 huyện chưa có Trung tâm GDTX [12, tr59]. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các Trung tâm GDTX mới chỉ có khoảng 50% số Trung tâm GDTX được xây kiên
Trình độ phát triển kinh tế. Nhu cầu phát triển nhân lực
Truyền thống văn hóa giáo dục cộng đồng địa phương
Hợp tác giao lưu quốc tế và tồn cầu hóa Tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất – dịch vụ Phát triển Trung tâm GDTX
cố. Số Trung tâm GDTX còn lại nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu không được trang bị mới (trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo của Trung tâm GDTX.
Để đáp ứng được các chức năng, nhiệm vụ mới của Trung tâm GDTX với tư cách là Trung tâm đa chức năng, cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các Trung tâm GDTX, sao cho các Trung tâm GDTX có đủ phịng học, trang thiết bị dạy học, thư viện, phịng vi tính, phịng học ngoại ngữ, phòng học đa năng, xưởng trường và các máy chuyên dùng…
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trung tâm GDTX trong những
năm đầu thế kỷ XXI
Hiện nay, chất lượng GDTX nói chung và chất lượng đào tạo ở các Trung tâm GDTX còn nhiều bất cập do các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế (về đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…).
Trong những năm qua đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các Trung tâm GDTX khơng những thiếu về số lượng, mà cịn yếu về chất lượng, và không đồng bộ. Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, so với yêu cầu phát triển quy mô của Trung tâm GDTX. Đội ngũ GV chủ yếu được đào tạo về giáo dục chính quy, khơng am hiểu về giáo dục khơng chính quy, về đặc điểm đối tượng học viên BTVH, nhất là học viên người lớn.
Vì vậy, để đáp ứng được các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX đa chức năng, đội ngũ GV của các Trung tâm GDTX phải được phát triển đủ về số lượng và chất lượng, đào tạo theo hệ GDTX chính quy ở các Trường Sư phạm. Giáo viên của các Trung tâm GDTX đa chức năng không chỉ là GV dạy văn hóa, dạy nghề, dạy chun đề mà cịn là những huấn luyện
viên, người tư vấn, chuyên gia phát triển học liệu. Riêng đội ngũ GV hợp đồng cũng sẽ được bồi dưỡng thường xuyên về GDTX do các Trung tâm GDTX đa chức năng của tỉnh phụ trách.
- Trung tâm GDTX từng bước được giao quyền tự chủ tài chính
Phân cấp quản lý trong Trung tâm GDTX là một xu thế tất yếu. Sự tham gia làm chủ cộng đồng đối với Trung tâm GDTX sẽ ngày càng tăng. Các địa phương ngày càng chủ động hơn. Vấn đề nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai sẽ là trách nhiệm chủ yếu của các địa phương, chứ không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, hay của ngành Giáo dục.
Vì vậy, cần thiết và cấp bách phải xây dựng, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách cho các Trung tâm GDTX. Trao quyền tự chủ (một phần hoặc hoàn toàn) về chức năng, nhiệm vụ, về bộ máy tổ chức về tài chính cho các Trung tâm GDTX.
1.5. Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển GDTX
1.5.1. Chủ trương của Đảng về phát triển Trung tâm GDTX
Bước sang thế kỷ XXI, giáo dục khơng chính quy hay còn gọi là giáo dục thường xun ở Việt Nam có vị trí rất quan trọng đối với GDCMN và xây dựng XHHT; Giáo dục thường xuyên đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới. Chủ trương phát triển GDTX đã được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng từ năm 2000 đến nay. Nghị quyết Đại hội IX (năm 2000) đã chủ trương “Đẩy mạnh
phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một XHHT”. Kết luận của Hội nghị Trung ương 6, Khóa IX (7/2002)
đã khuyến khích “Phát triển Giáo dục thường xuyên, các hình thức học tập
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7, Khóa IX (3/2003) đã quyết
định tiến hành cuộc vận động lớn toàn dân xây dựng phong trào “Cả nước
trở thành XHHT”, “Học tập suốt đời”. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ
trương “Chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở,
mơ hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập; Thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Như vậy, giáo dục Việt Nam năm 2020 sẽ là mơ hình giáo dục mở, mở cho tất cả mọi người, mở trong suốt cuộc đời. Đó là mơ hình giáo dục với hệ thống học tập suốt đời, hệ thống học tâ ̣p cho m ọi người, trong đó phát triển Trung tâm GDTX là một bộ phận của hệ thống giáo dục ngày càng quan trọng.
1.5.2. Các chính sách của Nhà nước về phát triển Trung tâm GDTX
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nhà nước chủ