10. Cấu trúc của luận án
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những yếu kém và nguyên nhân
Những yếu kém
Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL có thể rút ra những yếu kém trong việc phát triển Trung tâm GDTX cho vùng như sau:
1/ Việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX cấp tỉnh và cấp huyện chưa đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ và ở từng địa phương ở ĐBSCL.
2/ Đội ngũ giáo viên GDTX còn quá mỏng, phần lớn là giáo viên phổ thông được điều chuyển làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo ở các Trung tâm GDTX.
3/ Cơ cấu tổ chức và quản lý TTGDTX về hệ thống văn bản pháp lý thiếu chưa được ban hành kịp thời và đồng bộ.
4/ Chất lượng giáo dục và đào tạo của Trung tâm GDTX còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho vùng và cho từng địa phương. Những giá trị mới thích hợp với thời kỳ CNH, HĐH chưa được hình thành hoặc hình thành chưa vững chắc trong một bộ phận lớn người học. Ở giáo dục khơng chính quy, chất lượng giáo dục – đào tạo tại chức, từ xa có cấp bằng, đào tạo liên kết giữa các trường với các địa phương là một khâu yếu nghiêm trọng của giáo dục nước ta hiện nay nói chung và ĐBSCL nói riêng.
5/ Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chưa đáp ứng với trình độ kỹ thuật mà xã hội cần. Ngân sách Nhà nước có đầu tư tại Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Chính phủ cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề. Tuy nhiên, các tỉnh chưa đầu tư tương thích với loại hình GDTX.
6/ Nội dung sách giáo khoa GDTX dùng chung với hệ chính quy, chương trình riêng theo hệ GDTX. Nhưng lại có chung một bằng cấp.
Nguyên nhân
1/ Cơ sở pháp lý để phát triển GDTX nói chung và phát triển Trung tâm GDTX nói riêng chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh và chưa thống nhất.
2/ Các tỉnh ĐBSCL chậm xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX, đặc biệt là cấp huyện.
3/ Tiến độ tổ chức thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Chính phủ chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản của việc chậm trễ trong triển khai Quyết định là chưa có sự đầu tư đúng mức của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề.
4/ Trình độ cán bộ quản lý và trình độ nghiệp vụ giáo viên còn thấp so với yêu cầu đổi mới GDTX, Bộ Giáo dục và đào tạo chưa có chương trình bồi dưỡng thường xun theo chu kỳ cho các Trung tâm GDTX, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau đại học cịn rất ít.
5/ Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của Trung tâm GDTX thấp là do nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo chưa khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn của xã hội, của sản xuất.
Những yếu kém và nguyên nhân nêu trên đang là cơ hội và thách thức to lớn đối với việc phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.
2.3.2. Cơ hội và thách thức
Cơ hội phát triển Trung tâm GDTX trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI
Thế kỷ XXI, nhân loại bước sang một thời đại mới, thời đại đã và đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Thời đại đã và đang tạo nhiều cơ hội to lớn đối với phát triển giáo dục nói chung và GDKCQ nói riêng. Phát triển GDKCQ mà tiêu biểu cho hệ thống này ở Việt Nam trong bối cảnh mới là phát triển Trung tâm GDTX.
Nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân ngày càng tăng. Trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật và công nghệ, trước xu thế tồn cầu hóa và trước u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới, trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Việc học một lần, học trong nhà trường, kể cả học đại học, sau đại học chỉ phù hợp với xã hội ít thay đổi. Học tập thường xuyên, học tập suốt đời là nhu cầu cấp thiết đối với
mọi người nếu muốn tồn tại và làm việc trong xã hội ln thay đổi và thay đổi nhanh chóng như ngày nay.
Xã hội và Nhà nước ngày càng nhận thức tốt hơn về vị trí vai trị của Trung tâm GDTX đối với giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập, nhằm đáp ứng việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thách thức đối với phát triển TTGDTX trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI
Việt Nam trong bối cảnh mới từ nay đến năm 2020 cũng đặt ra khơng ít thách thức đối với phát triển giáo dục nói chung và GDKCQ nói riêng. Muốn phát triển GDKCQ con đường phù hợp nhất là phát triển Trung tâm GDTX cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng giáo dục, đào tạo trong điều kiện cịn nhiều khó khăn về nhận thức của xã hội, của các cấp lãnh đạo về cơ chế pháp lý, chính sách, về nguồn lực (kinh phí, chương trình, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên…).
Quan niệm về GDTX hiện nay trong xã hội còn chưa thống nhất. Nhiều người còn chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng về Trung tâm GDTX, nhiều người cho rằng Trung tâm GDTX chỉ làm công tác XMC và BTVH. Khi mọi người đã biết chữ, khi giáo dục phổ cập đã hồn thành thì Trung tâm GDTX sẽ khơng cịn nữa. Hoặc một số người lại có quan niệm rằng hoạt động của Trung tâm GDTX chỉ tạo điều kiện về thời gian và hình thức học chứ khơng có chương trình riêng, khơng có kỳ thi riêng.
Về mặt Nhà nước cơ sở pháp lý để phát triển Trung tâm GDTX chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh và chưa thống nhất. Sự thể chế hóa những chủ trương của Nhà nước còn chậm. Còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phát triển Trung tâm GDTX (về quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX, về phân cấp quản lý, về định mức biên chế, định mức đầu tư…). Việc thực hiện, vận dụng các chế độ, chính sách, đối với Trung tâm GDTX còn tùy thuộc vào nhận thức của từng địa phương.v.v…
Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho việc phát triển Trung tâm GDTX còn hạn chế. Đầu tư ngân sách Nhà nước cho việc phát triển Trung tâm GDTX cịn q ít, chưa tương xứng với vị trí và chức năng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của Trung tâm GDTX. Ngân sách chi cho GDTX nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng từ năm 2001 đến nay cũng chỉ chiếm 2,83% tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu dạy và học cịn lạc hậu [32, tr42].
Quy mơ mạng lưới Trung tâm GDTX phát triển chưa rộng khắp, chưa thuận lợi đối với mọi người dân. Trong thời gian qua, GDTX đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người dân. Trung tâm GDTX chưa phát triển rộng khắp, cả nước còn 8 tỉnh và hơn 100 huyện chưa có Trung tâm GDTX, riêng ĐBSCL cịn trên 38 huyện và 4 tỉnh chưa xây dựng Trung tâm GDTX [32, tr42].
Đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng, không ổn định và không đồng bộ. Đây là nguyên nhân chủ yếu, là thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng ở các Trung tâm GDTX trong thời gian tới. Ở các Trung tâm GDTX, số giáo viên cơ hữu trong thời gian qua tăng. Năm học 2005-2006 tăng lên 8.992 giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng chiếm hơn 50%. Nhiều Trung tâm GDTX khơng có đủ giáo viên cơ hữu cho 7 bộ mơn cơ bản: Ngữ văn, tốn, vật lý, hóa học, sinh vật, lịch sử, địa lý. Việc tuyển dụng giáo viên giỏi cho Trung tâm GDTX cịn nhiều khó khăn do chưa có chính sách phù hợp. Nhiều giáo viên của Trung tâm GDTX chưa yên tâm với công việc của mình. Tất cả giáo viên của Trung tâm GDTX chưa được đào tạo về GDTX và ít có cơ hội được bồi dưỡng và tập huấn về GDTX. Sự không hiểu biết của phần lớn giáo viên về đặc điểm của học viên và phương pháp dạy học trong GDTX là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX hiện nay [32, tr41].
Việc xã hội hóa trong Trung tâm GDTX chưa được đẩy mạnh và cịn gặp nhiều khó khăn. Sự tham gia làm chủ của cộng đồng, của các địa phương đối với việc phát triển Trung tâm GDTX còn nhiều hạn chế. Tư tưởng bao cấp, tư tưởng Nhà nước hóa, chính quy hóa cịn nặng nề. Các ban, ngành, đồn thể cịn coi phát triển Trung tâm GDTX là trách nhiệm của ngành giáo dục, chưa thấy hết được tác dụng, lợi ích của việc cùng tham gia phát triển Trung tâm GDTX cũng chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình.
Đây là những thách thức lớn đối với các địa phương trong việc đầu tư, phát triển Trung tâm GDTX trong thời gian tới và việc động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng đồng cùng tham gia.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương này, trình bày thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL qua phân tích các yếu tố quy mơ và mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX với việc kết hợp phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp xin ý kiến chuyên gia và xử lý thống kê số liệu đã có, để xem xét thực trạng phát triển GDTX ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và phát triển Trung tâm GDTX nói riêng, tập trung phân tích các nội dung: Thực trạng và tiềm năng kinh tế - xã hội vùng; Thực trạng phát triển giáo dục, đào tạo nói chung và phát triển Trung tâm GDTX nói riêng. Qua đó, tìm ra những mặt yếu kém và xác định những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng đến việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX.
Để đáp ứng việc phát triển nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng với cơ hội và thách thức, từ thực tiễn phát triển Trung tâm GDTX hiện nay, cho phép tác giả rút ra kết luận như sau:
Đồng bằng sơng Cửu Long có ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên, dân số trẻ... Nhưng thực tế đây là vùng cịn nhiều khó khăn và bất cập trên nhiều mặt đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, bất cập ấy chính là trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực thấp chưa đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương và vùng.
Phân tích thực trạng phát triển TTGDTX ở các tỉnh ĐBSCL phản ánh những mặt làm được và chưa được, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó rút ra tồn tại chủ yếu:
Tồn tại chủ yếu thứ nhất: Các địa phương chậm quy hoạch mạng lưới phát triển TTGDTX nhất là cấp huyện.
Tồn tại chủ yếu thứ hai: Tỷ lệ đầu tư của địa phương chưa tương thích để phát triển TTGDTX.
Tồn tại chủ yếu thứ ba: Mối quan hệ gắn kết TTGDTX với địa phương và đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động chưa được thiết lập một cách vững chắc.
Những căn cứ thực tiễn trên đã đặt nền móng cho việc xây dựng nội dung của các giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL một cách đồng bộ, thực tiễn và khả thi sẽ trình bày trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Định hƣớng phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long
Để ĐBSCL phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, rất cần những hướng đi thực sự khoa học và có tầm nhìn chiến lược. Ngày 28/3/2008, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực ĐBSCL triển vọng và thách thức”. Tham dự hội thảo có hàng trăm cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học của Trung ương, nhiều địa phương và các ban, ngành trong cả nước. Theo đó, ý kiến nhiều chuyên gia phân tích về CNH, HĐH ở ĐBSCL như sau: Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa là chiến lược chung của đất nước, nhưng khơng có nghĩa địa phương nào, vùng nào cũng phải có tỷ trọng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp mà phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể của từng vùng. Chẳng hạn, vùng trọng điểm kinh tế phía Nam gồm 7 tỉnh miền Đơng – Nam bộ thì phải lấy cơng nghiệp làm chính, tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ phải lớn hơn nơng nghiệp, vì vùng này có những điều kiện thuận lợi về giao thơng vận tải, về mặt bằng xây dựng cơng nghiệp, đồng thời cũng khơng có nhiều đất đai nơng nghiệp.
Vì vậy, hiện nay việc xây dựng những khu công nghiệp tại ĐBSCL rộng lớn như ở miền Đông – Nam bộ để tăng trưởng kinh tế, cần phải giải quyết hàng loạt những khó khăn lớn như sau:
Trước hết, tốn kém nhiều chi phí để khắc phục khó khăn xây dựng hạ tầng về giao thơng do có q nhiều sơng ngịi, làm q nhiều cầu cống.
Thứ hai, mặt bằng xây dựng công nghiệp cũng không thuận tiện do đất thấp, tốn kém trong việc san lấp đổ nền, chỉ có thể xây dựng được ở những vùng không ngập nước vào mùa mưa.
Thứ ba, nguyên liệu tại chỗ của ĐBSCL chỉ đáp ứng cho công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản, khả năng chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng cây cơng nghiệp là khơng thực tế vì tính chất ngập nước từng mùa khơng thích hợp cho cây công nghiệp.
Thứ tư, rất khó khăn và tốn kém để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải của các khu công nghiệp tập trung, do mạng lưới sơng ngịi kênh rạch chằng chịt. Nhất là trong mùa lũ, khơng thể kiểm sốt được sự lan tỏa ô nhiễm, như thế có thể hủy hoại một phần nguồn nước ngọt, nước phù sa, cũng đồng nghĩa hủy hoại một phần thế mạnh về sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản của cả vùng.
Thứ năm, với mặt bằng dân trí thấp nhất cả nước, nền giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thì việc chuyển đổi từ lao động nông nghiệp giản đơn sang lao động công nghiệp khơng phải là vấn đề có thể làm nhanh chóng và dễ dàng.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy: Nếu phát triển cơng nghiệp ở ĐBSCL sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với miền Đơng và nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái là khó tránh khỏi vì tình trạng này đã xảy ra ở miền Đơng và chưa giải quyết được. Do đó nếu muốn phát triển cơng nghiệp ở ĐBSCL chỉ nên có các ngành chế biến nơng sản, thủy sản mới có thể bảo vệ được mơi trường.
Cơng nghiệp hóa là phương tiện để tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải là phương tiện duy nhất cho tất cả các khu vực, không nên quá câu nệ
vào tỷ trọng GDP công nghiệp mà vấn đề là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Nếu quan niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách máy móc, rập khn theo mơ hình cơng nghiệp hóa của miền Đơng thì ĐBSCL thiếu những lợi thế và điều kiện căn bản, đã tự từ bỏ thế mạnh để cạnh tranh ở thế yếu. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là nguy cơ về phá vỡ môi trường sinh thái