10. Cấu trúc của luận án
3.4. Thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành thăm dị ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đang giảng dạy ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (phụ lục 3.2) và thông qua tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL” (phụ lục 3.7).
Qua phân tích nội dung của 714 phiếu trả lời của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (phụ lục 3.3) đã cho chúng tôi biết được quan điểm của đội ngũ chuyên gia về mức độ cần thiết cũng như thực trạng của mức độ vận dụng các giải pháp trong việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL như đã đề xuất.
Bảng 3.1. Kết quả thăm dị về tính khả thi của các giải pháp STT Các giải pháp Sự cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL. 81,6 18,4 00 90,8 9,2 00 2 Hồn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý địa phương nhằm phát triển các Trung tâm GDTX. 80,4 19,6 00 82,7 16,4 0,9 3
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm GDTX trong các tỉnh.
79,5 20,5 00 90,2 8,4 1,4
4
Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học.
84,3 15,7 00 92,4 7,6 00
5
Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển Trung tâm GDTX.
72,6 27,4 00 80,2 16,1 3,7
6
Gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở vùng
ĐBSCL.
Về giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển GDTX đồng bộ với giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học có 83% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 91,6% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.
Về giải pháp hồn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý cho việc phát triển GDTX ở vùng ĐBSCL có 80,4% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 82,7% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.
Về giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có 79,5% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 90,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.
Về giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong Trung tâm GDTX có 72,6% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 80,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.
Về giải pháp gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở vùng ĐBSCL có 69,3% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 88,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.
Tóm lại, qua phân tích ở bảng 3.1 có 78% ý kiến các chuyên gia cho rằng cơ sở khoa học phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL qua các giải pháp được đề xuất là rất cần thiết và 22,1% là cần thiết. Các chuyên gia đều cho rằng các giải pháp được đề xuất có tính rất khả thi và khả thi với 98,6% ý kiến cho rằng có thể thực hiện được ở các tỉnh ĐBSCL.
Những kết quả nêu trên là căn cứ sơ bộ, có tác dụng khẳng định niềm tin vào tính khả thi của các giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL.
3.5. Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất ở Trung tâm GDTX tỉnh Long An
Quá trình thử nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn sau:
- Căn cứ vào chính sách phát triển GDTX được tỉnh Long An phê duyệt, Sở Giáo dục và đào tạo lập đề án, dự án quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh, khu công nghiệp và các nơi tập trung dân cư, trong dự án phải xây dựng đồng bộ với việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa phương tiện dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Long An (trong giải pháp 1,4).
- Sở giáo dục và đào tạo Long An xây dựng Chiến lược đào tạo giáo viên GDTX, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên hiện có và cán bộ quản lý giáo dục được ứng dụng thử nghiệm tại Trung tâm GDTX tỉnh Long An (trong giải pháp 3).
3.5.1. Thử nghiệm giải pháp 1: Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX, và đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa phương tiện dạy học
Mục đích quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX
Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL phải vừa đảm bảo về số lượng và cơ cấu ngành nghề hợp lý, vừa đảm bảo yếu tố địa lý của từng vùng sông nước, phù hợp mơ hình CNH, HĐH của từng tỉnh với những điều kiện đặc thù của ĐBSCL.
Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX là tạo “cơ hội học tập thứ hai” cho mọi người được học liên tục, học thường xuyên và học suốt đời, xây dựng XHHT. Và nhằm đáp ứng việc nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của vùng.
Đối tượng thử nghiệm
Căn cứ vào chính sách phát triển GDTX được tỉnh Long An phê duyệt, Trung tâm GDTX tỉnh Long An lập Tờ trình báo cáo Sở giáo dục và đào tạo Long An xây dựng mới Trung tâm GDTX đồng bộ với việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa phương tiện dạy học.
Căn cứ vào kế hoạch quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX, Sở giáo dục và đào tạo Long An báo cáo Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An xin lập đề án xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An nhằm thực hiện chính sách phát triển GDTX trên địa bàn tỉnh Long An.
Nội dung quy hoạch và xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An
Sau khi được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An chấp thuận, Sở giáo dục và đào tạo Long An phối hợp với Hội đồng tư vấn thiết kế và lập hồ sơ xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An.
Thiết kế theo quy chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo về phịng học, giảng đường, phịng thí nghiệm.
Phương pháp quy hoạch và xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An
Phương pháp quy hoạch và xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An được tiến hành như sau:
- Điều tra nhu cầu.
- Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi đặt địa điểm xây dựng, và ý kiến các ngành có liên quan.
- Chọn địa điểm và quy hoạch đất sử dụng theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo từ 10 – 20 m2 /1 học viên.
- Dự kiến nguồn tài chính.
Quy trình xây dựng Trung tâm GDTX tỉnh Long An được thực hiện như sau:
- Lập đề án. - Lập dự án. - Trình phê duyệt.
- Thẩm định của Sở kế hoạch - đầu tư, các báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, ký kết hợp đồng xây dựng.
- Tổ chức thực hiện theo quy trình xây dựng của Nhà nước quy định do Ban quản lý xây dựng các cơng trình giáo dục Sở xây dựng tỉnh Long An quản lý.
Kết quả đầu tư
Trung tâm GDTX tỉnh Long An được xây mới với tổng vốn đầu tư như sau:
Bảng 3.2. Vốn đầu tư của tỉnh Long An để xây dựng mới Trung tâm GDTX tỉnh Long An [77, tr16] Đơn vị: Triệu đồng. STT Nguồn tài chính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự toán 2008 Kế hoạch 2009 Kế hoạch 2010 Ghi chú 1 Ngân sách tỉnh Long An 3.000 5.000 5.000 11.000 15.000 12.000 2 CTMTQG.GD 3 Xổ số kiến thiết 15.000 15.000 16.000 18.000 4 Vốn thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II 10.000 10.000 12.000 Tổng cộng 3.000 5.000 20.000 36.000 41.000 42.000
Phân tích đánh giá kết quả
Sự chuyển biến về nguồn vốn đầu tư cho việc quy hoạch phát triển Trung tâm GDTX tỉnh Long An, bước đầu có tỷ lệ phù hợp tạo điều kiện mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học liên tục và học suốt đời từng bước xây dựng XHHT trên địa bàn tỉnh Long An.
3.5.2. Thử nghiệm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm GDTX tỉnh Long An
Mục đích thử nghiệm
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cơ hữu trong Trung tâm GDTX và CBQLGD đảm bảo đủ số lượng, chuẩn hóa chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo; Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng ĐBSCL.
Đối tượng thử nghiệm
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là giáo viên cơ hữu và cán bộ quản lý đang giảng dạy ở Trung tâm GDTX tỉnh Long An.
Phạm vi thực hiện tại Trung tâm GDTX tỉnh Long An
Nội dung thử nghiệm
Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Long An giai đoạn 2005-2015, Trung tâm GDTX tỉnh Long An xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL với nội dung như sau:
Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đối tượng hợp đồng trình độ Cao đẳng, cử nhân đang dạy nghề.
Nâng cao trình độ cán bộ quản lý theo chương trình MEKONG 1000 của tỉnh Long An.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan.
Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 2007-2010 và đến năm 2015.
Phương pháp thử nghiệm
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại chỗ, hình thức liên thơng hệ tại chức và từ xa liên kết với Trường Cao đẳng, Trường Đại học hiện có tại Trung tâm GDTX tỉnh Long An đang liên kết đào tạo.
Quy trình thử nghiệm
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu và cán bộ quản lý của Trung tâm GDTX tỉnh Long An vào năm học 2004- 2005 đã được Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Long An duyệt (phụ lục 3.6). Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Long An ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo để triển khai và xét chọn giáo viên GDTX, giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ hành chính quản trị trên cơ sở chọn cử của các tổ bộ môn. Riêng cán bộ quản lý giáo dục, được đào tạo theo chương trình MEKONG 1000 của UBND tỉnh Long An.
Đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 2007-2010 cho đối tượng giáo viên dạy THPT hệ GDTX và giáo viên dạy nghề 1 năm học / 4 lần, được phân chia theo tổ bộ môn gắn với phân phối chương trình từng cấp học, ngành học dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban chỉ đạo, có ứng dụng và đánh giá từng tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Kết quả thử nghiệm cho chúng ta thấy có 100% giáo viên, cán bộ công chức, cán bộ quản lý giáo dục đăng ký và đạt tốt nghiệp các loại hình đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệm vụ như sau:
Khối Giáo dục và đào tạo
- 2/2 Cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh. - 4/6 Giáo viên THCS, THPT hệ GDTX đạt trình độ cử nhân: 2; Thạc sĩ: 2. - 3/6 Giáo viên dạy nghề đạt trình độ Cao đẳng: 2; Cử nhân: 1.
- Tổng cộng khối Giáo dục – đào tạo nâng cao trình độ chuyên mơn 9/14 đạt tỷ lệ 71,4%.
Khối Hành chính - quản trị
- 1/6 Cán bộ cơng chức đạt trình độ Trung cấp tin học.
- 1/6 Cán bộ cơng chức đạt trình độ Cao đẳng chun ngành tài chính. - 2/6 Cán bộ cơng chức đạt trình độ Cử nhân.
- Tổng cộng khối Hành chính - quản trị nâng cao trình độ nghiệp vụ 4/6 đạt tỷ lệ 66,7%.
Kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 2070-2010 được Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cơng nhận cấp chứng chỉ đạt 100% giáo viên đạt khá, giỏi.
Đánh giá kết quả thử nghiệm
Qua phân tích kết quả thử nghiệm trong bốn năm học tổ chức, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của Trung tâm GDTX tỉnh Long An dựa vào kết quả đầu ra đúng như kế hoạch đã được thiết kế. Đạt kết quả cao là do Ban chỉ đạo đã biết vận dụng những chức năng cơ bản của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên cơ sở thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo. Đặc biệt hình thức học là vừa làm - vừa học, đào tạo tại chỗ đảm bảo cho các cá nhân tự học và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quy trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 2007-2010 được tiến hành thường xuyên, có hệ thống từ tổ bộ môn đến việc đăng ký giảng dạy và thực hành nghề của giáo viên được cập nhật nhanh chóng góp phần rèn luyện kỹ năng và nâng cao tay nghề giáo viên. Điều đó có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Trung tâm GDTX.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Từ kết quả thực hiện các giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vùng ĐBSCL. Những định hướng phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL và định hướng phát triển Trung tâm GDTX đến năm 2010 và 2015 được coi là tư tưởng cơ bản chỉ đạo cho việc xác định nội dung quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX của vùng. Việc thực hiện đó được bao gồm các giải pháp như sau:
- Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX.
- Hồn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý địa phương nhằm phát triển các Trung tâm GDTX.
- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm GDTX trong các tỉnh ĐBSCL.
- Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học. - Đầy mạnh xã hội hóa trong phát triển Trung tâm GDTX.
- Gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở ĐBSCL.
Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX. Nội dung của việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX đảm bảo được các nguyên tắc chủ yếu như các giải pháp phải mang tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi. Thực hiện tốt nội dung của các giải pháp sẽ giúp cho việc quy hoạch mạng lưới và phát triển Trung tâm GDTX phủ kín ở các địa phương của vùng ĐBSCL góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của vùng. Với hai giải pháp được thử nghiệm tại tỉnh Long An đã đạt kết quả tốt. Bao gồm các nội dung về:
Thử nghiệm giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX tỉnh Long An và đồng bộ với giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
bao gồm các cơng việc sau: Chủ trương và các chính sách phát triển giáo dục thường xuyên của tỉnh Long An; Xây dựng đề án; Lập dự án, khảo sát, điều tra, quy hoạch, dự kiến nguồn tài chính, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện, kết quả thu được bằng việc Nhà nước đầu tư với tỉ lệ phù hợp cho việc phát triển Trung tâm GDTX tỉnh Long An.
Thử nghiệm giải pháp đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên