Các thể nhân là đối tượng cư trú thuế tại Pháp hoặc không là đối tượng cư trú thuế tại Pháp nhưng có nhận được thu nhập tại Pháp đều là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân là đối tượng cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên tồn bộ thu nhập, khơng phân biệt nguồn phát sinh thu nhập ở trong nước hay ở nước ngoài. Cá nhân là đối tượng cư trú tại Pháp chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập có được tại Pháp hoặc trên thu nhập khoán bằng 3 lần giá trị cho thuê tài sản thuộc sở hữu của cá nhân đó nếu thu nhập phát sinh tại Pháp nhỏ hơn mức khoản trên.
Thu nhập chịu thuế có 8 loại. Thu nhập rịng làm căn cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập ròng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm bao gồm: thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ hành nghề độc lập và từ các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, thu nhập từ đầu tư chứng khoán, thu nhập từ cho thuê bất động sản (nhà, đất), thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thù lao của những người điều hành công ty.
Tổng thu nhập chịu thuế của hộ nộp thuế bằng tổng các khoản thu nhập ròng từ mọi nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế cộng với tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng) và của các con sáp nhập vào hộ (nếu có) sau khi trừ các khoản lỗ của từng loại thu nhập. Ngoài ra, hộ nộp thuế còn được trừ khỏi tổng thu nhập chịu thuế một khoản chi phí (nếu thỏa mãn các điều kiện quy định) như: trợ cấp đời sống bắt buộc theo phán quyết của tòa đối với vợ (chồng) đã ly thân hay ly dị cho mỗi người con tối đa là 30.330 FR, chi nuôi dưỡng người già trên 75 tuổi tối đa 17.680 FRF… và khoản lỗ chưa trừ hết trong 5 năm trước.
Thuế thu nhập cá nhân áp dụng biểu luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc (0%, 8,25%, 21,75%, 31,75%, 41,25% và 53,25%) trong đó, thuế suất thấp nhất 0% cho mức thu nhập 26.600 FR, cao nhất 53,25% cho mức thu nhập vượt trên 299.200 FR.
Tóm lại qua nghiên cứu cơng tác quản lý thuế TNCN của các nước, có thể kết luanạ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Đa số các nước đánh thuế theo nguyên tắc “cư trú” đối với đối tượng cư trú tại nước mình và phải chịu thuế TNCN trên thu nhập tồn cầu, khơng phân biệt nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ở nước ngoài, đánh thuế theo nguyên tắc “nguồn phát sinh thu nhập” đối với đối tượng không cư trú, đối tượng này chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập có được phát sinh trong nước. Tuy nhiên mỗi nước qui định đối tượng cư trú và không cư trú là không giống nhau.
- Đơn vị tính thuế được đa số các nước áp dụng là cá nhân như ở Nhật, Thái Lan, Trung Quốc…, Pháp xác định đơn vị tính thuế là hộ gia đình, đây được xem là cách thu thuế hợp lý nhất và cơng bằng nhất, vì có xét đến điều kiện hồn cảnh cụ thể của từng gia đình.
- Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ các khoản chiết trừ gia cảnh hoặc chi phí hợp lý tạo ra thu nhập). Tuy nhiên mỗi nước xác định thu nhập chịu thuế có những điểm khác nhau như:
+ Trung Quốc xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn hình thành thu
nhập, tùy từng loại thu nhập mà xác định thu nhập chịu thuế khác nhau như: đối với thu nhập từ lao động, thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản được khấu trừ, sau đó tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần; đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập chịu thuế là phần thu nhập cịn lại sau khi trừ các chi phí liên quan và chịu thuế suất 20%…
+ Nhật Bản xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn hình thành thu nhập,
mỗi loại thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí hợp lý tùy thuộc vào nguồn hình thành thu nhập.
+ Đối với Thái Lan thu nhập chịu thuế được xác định tương tư như ở Pháp
là tổng thu nhập ròng chịu thuế tổng hợp từ các nguồn của cá nhân, nhưng khác so với Pháp là Thái Lan có đơn ví tính thuế là cá nhân nên thu nhập rịng chịu thuế
được tính cho cá nhân chứ khơng cộng vào thu nhập của cả hộ như ở Pháp.
+ Đối với Pháp xác định 8 loại thu nhập chịu thuế. Thu nhập rịng làm căn
cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập ròng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm. Tổng thu nhập chịu thuế của hộ nộp thuế bằng tổng các khoản thu nhập ròng từ mọi nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế cộng với tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng) và của các con sáp nhập vào hộ (nếu có) sau khi trừ các khoản lỗ của từng loại thu nhập. Ngồi ra, hộ nộp thuế cịn được trừ khỏi tổng thu nhập chịu thuế một khoản chi phí như: trợ cấp đời sống bắt buộc theo phán quyết của tòa đối với vợ (chồng) đã ly thân hay ly hôn, chi nuôi dưỡng người già trên 75 tuổi… và khoản lỗ chưa trừ hết trong 5 năm trước.
- Về thuế suất: Thuế suất cao nhất trong biểu thuế có sự khác nhau, chẳng hạn như ở Pháp 53,25%; Thái Lan 37%; Trung Quốc 45%; Nhật Bản 37% …