Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh thái nguyên đến năm 2015 (Trang 58 - 59)

- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộ

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thơng tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm [38].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn

0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch;

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình qn của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.

- GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 - 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 - 47%, 39 - 40%, 13 - 14% vào năm 2015; đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16% năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm.

- Giải quyết việc làm bình qn hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020.

- Tốc độ đổi mới cơng nghệ bình qn thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 - 16%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 18%/năm.

3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2009 - 2012 2009 - 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh thái nguyên đến năm 2015 (Trang 58 - 59)